Câu trả lời chính xác nhất: Phương thức sản xuất bao gồm: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Để hiểu rõ hơn về phương thức sản xuất bao gồm gì, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé:
Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định. Theo định nghĩa giáo trình triết học Mac-Lenin đưa ra giải thích phương thức sản xuất là gì như sau: “Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người”.
Với tính cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất định của xã hội loài người. Tương ứng với mỗi cách thức đó, trong lịch sử xã hội sẽ hình thành nên những tính chất, kết cấu và đặc điểm tương ứng về mặt lịch sử. Và “phương thức mà con người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình phụ thuộc trước hết vào tính chất của chính những tư liệu sinh hoạt mà con người thấy có sẵn và phải tái sản xuất ra”.
Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, nếu quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tiêu chuẩn căn bản để xem xét một quan hệ sản xuất nhất định có phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hay không là ở chỗ nó có thể thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội hay không.
Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp, nổ ra cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất cũ, lạc hậu bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, ra đời phương thức sản xuất cao hơn trong lịch sử.
>>> Tham khảo: Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến dẫn đến hệ quả tất yếu nào? Vì sao?
Theo Mac, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau. Cụ thể là:
+ Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy
+ Phương thức sản xuất châu Á.
+ Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
+ Phương thức sản xuất phong kiến.
+ Phương thức sản xuất tư bản.
+ Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Phương thức sản xuất cộng sản.
Vai trò của phương thức sản xuất được hiểu cụ thể là những cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất theo từng thời kì và từng giai đoạn lịch sử cụ thể trong xã hội loài người. Trong khi đó thì sản xuất vật chất là hoạt động khi con người sử dụng công cụ lao động để thực hiện các hoạt động lao động tác động vào đối tượng lao động nhằm mục đích để cải biến các dạng vật chất của tự nhiên, tạo ra của cải cần thiết mà các dạng vật chất trong tự nhiên không có để thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển.
Bởi vì sản xuất vật chất có tính khách quan và bên cạnh đó nó còn có tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo. Cho nên ở bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng được tạo nên từ ba yếu tố cơ bản là sức lao động của người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động mới có thể hoàn thiện được quá trình sản xuất. Còn phương thức sản xuất được biểu thị dựa trên cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử cụ thể trong xã hội loài người, thông qua đó ta thấy cách thức mà con người tiến hành sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
Ví dụ: Phương thức sản xuất của xã hội phong kiến ở Việt Nam là phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dùng sức người, kết hợp cùng với những công cụ thô sơ như: cuốc, xẻng,… cày thì dùng trâu. Do đó năng suất thu hoạch không được cao, sản phẩm làm ra ít thông qua trao đổi mua bán. Đây là nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ, năng xuất thu hoạch không được cao và nó quyết định đến tính chất của xã hội Việt Nam bấy giờ là: xã hội phong kiến; kết cấu giai cấp gồm 2 giai cấp chủ yếu là địa chủ và nông dân, mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội cũng là giữa địa chủ và nông dân với sự bóc lột của địa chủ với nông dân bằng địa tô phong kiến.
Sản xuất vật chất đây là yêu cầu khách quan cơ bản và có thể nói nó là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây con người vẫn phải tiến hành để duy trì sự sống. Cùng với việc cải biến giới tự nhiên, con người cũng cải biến chính bản thân mình và cải biến cả các mối quan hệ giữa con người với nhau và chính việc cải biến đó làm cho việc chinh phục giới tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn. Xã hội loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất trong lịch sử xã hội loài người, cụ thể đó là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất.
Như vậy, Các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, khoa học…đều được hình thành và phát triển trên cơ sở sản xuất vật chất nhất định từ xưa tới ngày nay qua quá trình lịch sử. Trong quá trình đó, con người đồng thời cũng sản xuất ra và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của mình. Sản xuất vật chất đó là cơ sở của sự tiến bộ xã hội qua từng thời kì. Sản xuất vật chất không ngừng được các thế hệ người phát triển từ thấp đến cao. Mỗi khi phương thức sản xuất thay đổi, quan hệ giữa người với người trong sản xuất cũng thay đổi; và do vậy, mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự thay đổi theo sự tiến bộ của phương thức sản xuất.
>>> Tham khảo: Trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân đại biểu cho phương thức sản xuất nào?
-------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về phương thức sản xuất bao gồm gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.