logo

Phương pháp nghiên cứu của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh? Dùng một lí luận kinh tế để chứng minh/thể hiện

Câu hỏi: Phương pháp nghiên cứu của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh? Dùng một lí luận kinh tế để chứng minh/thể hiện.

Trả lời

* Phương pháp nghiên cứu của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh?

- Họ không chỉ nghiên cứu các hiện tượng kinh tế mà còn đi sâu phân tích bản chất của các hiện tượng kinh tế, phân tích các phạm trù kinh  (như phạm trù giá trị, giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô).

- Phương pháp nghiên cứu thể hiện trên hai mặt, mặt khoa học và mặt tầm thường.

+ Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa để tìm hiểu các mối liên hệ bên trong của các hiện tượng kinh tế nên đã rút ra những kết luận chính xác, khoa học.

+ Do hạn chế về thế giới qian và phương pháp luận, về điều kiện lịch sử nên khi gặp phải những vấn đề phức tạp, họ chỉ hệ thống hóa, mô tả một cách hời hợt rồi rút ra những kết luận sai lầm, thậm chí phi lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh? Dùng một lí luận kinh tế để chứng minh/thể hiện.

* Dùng một lí luận kinh tế để chứng minh/thể hiện: Lí luận giá trị của Petty

K.Marx đánh giá: Phương pháp luận của Adam Smith mang tính 2 mặt: vừa khoa học vừa tầm thường.
Thật vậy: trong lí thuyết giá trị (lí thuyết trọng tâm của học thuyết kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh) của Adam Smith:

- Về giá trị: Adam Smith đưa ra 2 định nghĩa về giá trị:

+ Giá trị của hàng hóa là do hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa đó quyết định

→ Định nghĩa chính xác, khoa học

+ Giá trị hàng hóa là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hóa đó quyết định.

→ Định nghĩa tầm thường không khoa học

+) Về định nghĩa thứ 2, A.Smith xuất phát từ hiện tượng cụ thể, đó là nhà tư bản trả công cho công nhân bằng hàng hóa:
VD: nhà tư bản trả công cho 1 ngày lao động của công nhân là 3kg thóc. Ông lập tức kết luận: giá trị của 3kg thóc là 1 ngày lao động.

Trên thực tế: 3kg thóc = V (sức lao động) giá trị của 3kg thóc = V + m

+) Nguyên nhân: do ông chưa phân biệt được phạm trù lao động và phạm trù sức lao động. Đây cũng là hạn chế của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh nói chung. Trên thực tế, tiền lương (ở VD trên là 3kg thóc) chính là giá trị của hàng hóa sức lao động. Trong 1 ngày lao động, sức lao động của công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn nó là V + m.

- Về cơ cấu giá trị hàng hóa, A.Smith cho rằng:

+ Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, lượng giá trị hàng hóa được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa.

+ Còn trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa: Do sự tham gia của nhiều nhân tố, cho nên giá trị hàng hóa được phân phối như sau:

+ Một mặt được phân phối thành tiền lương (cho công nhân), lợi nhuận, lợi tức (cho nhà tư bản) và địa tô (cho địa chủ)

→ Đây là mặt chính xác, khoa học

+ Nhưng mặt khác, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô là nguồn gốc của giá trị.

Về cơ cấu: Ông đã gạt bỏ yếu tố giá trị tư liệu (c) ra khỏi lượng kết cấu của giá trị hàng hóa (bù đắp tư liệu sản xuất hao phí) và cho rằng, lao động tạo ra tiền lương, tư bản tạo ra lợi nhuận, lợi tức, đất đai tạo ra địa tô.

→ Đây là mặt tầm thường không khoa học

+) Nguyên nhân: ông đã lẫn lộn giữa 2 vấn đề, là hình thành giá trị và phân phối giá trị. Đây cũng là sai lầm chung của học thuyết kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh.

Tóm lại: nhận xét của K.Marx là hoàn toàn chính xác, rằng phương pháp của A.Smith mang tính 2 mặt, một mặt là khoa học còn mặt khác là tầm thường:

+ Khoa học: Từ những hiện tượng cụ thể, ông phân tích tìm ra bản chất, rút ra những kết luận chính xác, khoa học.

+ Tầm thường: Ông chỉ mô tả, liệt kê các hiện tượng một cách hời hợt từ bên ngoài, rút ra những kết luận sai lầm về bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

→ 2 mặt này tồn tại xoắn xuýt , bện chặt vào nhau khi nghiên cứ các hiện tượng kinh tế → Cùng 1 hiện tượng nhưng lại đưa ra 2 kết luận khác nhau.

Tuy nhiên A.Smith cũng có những cống hiến quan trọng: ông phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, và đưa ra quan niệm cho rằng lao động là thước đo thực tế của giá trị. 
 

icon-date
Xuất bản : 16/06/2022 - Cập nhật : 20/06/2022