logo

Phương pháp đường đẳng trị là gì?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi Phương pháp đường đẳng trị là gì? cùng với kiến thức mở rộng về Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ chi tiết nhất.


Trả lời câu hỏi: Phương pháp đường đẳng trị là gì?

Phương pháp đường đẳng trị là phương pháp dùng để biểu thị các hiện tượng tự nhiên có sự phân bố liên tục trong phạm vi biên vẽ bản đồ. Ví dụ như: độ cao, độ sâu, nhiệt độ…


Kiến thức tham khảo về Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ các em nhé!


1/ Phương pháp kí hiệu

a/ Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hòa Bình được đặt trên sông Đà…)

b/ Các dạng kí hiệu

[CHUẨN NHẤT] Phương pháp đường đẳng trị là gì?
Các dạng kí hiệu

- Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.

- Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.

- Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá, nhà máy.

c/ Khả năng biểu hiện

- Tên và vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

- Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển


2/ Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a/ Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.

[CHUẨN NHẤT] Phương pháp đường đẳng trị là gì? (ảnh 2)

b/ Khả năng biểu hiện

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Khối lượng của đối tượng di chuyển.

- Tốc độ của đối tượng di chuyển.


3/ Phương pháp chấm điểm

a/ Đối tượng biểu hiện:

Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ bằng những điểm chấm.

b/ Khả năng biểu hiện:

+ Sự phân bố của đối tượng.

+ Số lượng của đối tượng.

Ví dụ: để biểu hiện sự phân bố dân cư, một chấm có thể tương ứng với 5000 người; hoặc để biểu hiện diện tích cây trồng, một chấm có thể tương ứng với 1000 ha...

[CHUẨN NHẤT] Phương pháp đường đẳng trị là gì? (ảnh 3)


4/ Phương pháp khoanh vùng

a/ Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện đối tượng không phân bố trên một vùng khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển những khu vực nhất định.

b/ Khả năng biểu hiện

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

[CHUẨN NHẤT] Phương pháp đường đẳng trị là gì? (ảnh 4)
Phương pháp khoanh vùng

5/ Phương pháp bản đồ - biểu đồ

a/ Đối tượng biểu hiện:

 Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

b/ Khả năng biểu hiện:

 + Số lượng của đối tượng.

 + Chất lượng của đối tượng.

 + Cơ cấu của đối tượng.

[CHUẨN NHẤT] Phương pháp đường đẳng trị là gì? (ảnh 5)

- Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng (hình 2.6), phương pháp nền chất lượng…

[CHUẨN NHẤT] Phương pháp đường đẳng trị là gì? (ảnh 6)


6/ Trắc nghiệm 

Câu 1: Phương pháp kí hiệu là

A. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

B. Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.

C. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.

D. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó

Câu 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là

A. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

B. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.

C. Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.

D. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó.

Câu 3: Khả năng biểu hiện của phương pháp bản đồ - biểu đồ là

A. Hướng di chuyển của đối tượng.

B. Cơ cấu của đối tượng

C. Vị trí phân bố của đối tượng

D. Khối lượng của đối tượng di chuyển.

Câu 4: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. Phân bố với phạm vi rộng rãi

B. Phân bố theo những điểm cụ thể

C. Phân bố theo dài

D. Phân bố không đồng đều

Câu 5: Các đối tượng nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp đối tượng?

A. Các đường ranh giới hành chính

B. Các hòn đảo

C. Các dãy núi

D. Các điểm dân cư

Câu 6: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng được biểu hiện bằng phương pháp chuyển động đó là

A. Hướng gió, các dãy núi

B. Dòng sông, dòng biển

C. Hướng gió, dòng biển

D. Các ý trên đều đúng

Câu 7: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng

A. Thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lý

B. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng

C. Thể hiện sự phân bố của đối tượng riêng lẻ, dường như tác ra với các đối tượng khác

D. Các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Để thể hiện các mỏ than trên bản đồ chúng ta thường dùng phương pháp nào?

A. Kí hiệu đường chuyển động

B. Vùng phân bố

C. Kí hiệu

D. Chấm điểm

Câu 9: Để thể hiện đàn bò được nuôi của các tỉnh ở đất nước ta người ta thường dùng phương pháp nào?

A. Kí hiệu

B. Vùng phân bố

C. Bản đồ, biểu đồ

D. Chấm điểm

Câu 10: Kí hiệu hình học dùng để biểu thị các đối tượng như thế nào?

A. Sắt, than, crom, kim cương,....

B. Apatit, niken, thủy ngân

C. Rừng nhiệt đới, cây lúa, ...

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 11: Trong phương pháp kí hiệu, đế phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí, nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triến, người ta sứ dụng / cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về

A. màu sắc.

B. diện tích (độ to nhó),

C. nét vẽ.

D. cả 3 cách trên.

Câu 12: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. phân bố theo luồng di chuyển.

B. phân bố phân tán, lẻ tẻ.

C. phân bố theo những điểm cụ thể.

D. phân bố thanh từng vùng.

Câu 13: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:

A. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu

B. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu

C. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu

D. sự khác nhau về độ nét kí hiệu

Câu 14: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ?

A. Đường giao thông.

B. Mỏ khoáng sản.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Lượng khách du lịch tới.

Câu 15: Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:

A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá..

B. biên giới, đường giao thông..

C. các luồng di dân, các luồng vận tải..

D. các nhà máy, đường giao thông..

Câu 16: Để thể hiện sự phân bố nhiệt độ trung bình tháng, năm trên nước ta, người ta thường dùng phương pháp biểu hiện bản đồ nào dưới đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

C. Phương pháp nền chất lượng

D. Phương pháp chấm điểm.

Câu 17: Để thể hiện sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên nước ta, người ta thường dùng

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

D. Phương pháp nền chất lượng.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

B

D

D

D

D

C

B

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

 

 

 

Đáp án

A

C

B

C

B

C

D

     
icon-date
Xuất bản : 18/03/2022 - Cập nhật : 21/03/2022