logo

Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Địa lí 10 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm: Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do?

A. Tác dụng của gió, nước mưa

B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động con người

C. Nguốn nhiệt độ cao từ dung nhan trong lòng đất

D. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động con người

Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động con người

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về phong hóa dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về phong hóa 


1. Quá trình phong hóa

Quá trình phong hoá là quá trình đá và các khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi do những tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nguồn nước, không khí và các loại axit có trong tự nhiên và sinh vật. Trên bề mặt Trái Đất, quá trình này xảy ra rất mạnh mẽ, đặc biệt ở những vùng nhiệt đới, có điều kiện nhiệt và ẩm phong phú.

Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do?

2. Phong hóa lí học

- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.

- Nguyên nhân chủ yếu:

+ Nhiệt độ: Do sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm sẽ làm vỡ các cấu trúc khoáng. Sự phá vỡ này do các tính chất co trương khác nhau của loại khoáng khác nhau. Sự thay đổi nhiệt độ sẽ làm các khoáng nứt ra và bị vỡ. Thường bề mặt ngoài của đá luôn chịu sự tác động của nhiệt độ mạnh (nóng hoặc lạnh hơn bên trong), nên một số loại đá thường bị phong hóa bởi sự tróc dần từng lớp vỏ bề mặt.

+ Sự bào mòn của nước, băng hà và gió: khi di chuyển với hàm lượng chất lơ lửng cao, nước sẽ có sức bào mòn rất lớn. Điều này dễ nhận thấy trên các tảng đá bị bào mòn dưới lòng sông. Gió bụi, cát và băng hà cũng có thể bào mòn các loại đá.

+ Thực vật và động vật: rễ thực vật đôi khi cũng len lõi vào các vết nứt của đá và tách chúng ra, nên đá bị phá vỡ. Động vật đào hang cũng có thể làm vỡ một phần đá. Tuy nhiên, các yếu tố này có ảnh hưởng rất nhỏ đến sự hình thành mẫu chất so với tác động của nước và gió.

- Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)

Ví dụ về phong hóa lí học:

A lấy búa gõ vào viên đá ban đầu khiến nó bị vỡ ra thành nhiều mảnh khác nhau.

=> Đây là phong hóa lí học vì đá bị vỡ nhưng những đặc điểm ban đầu của nó vẫn được giữ nguyên (màu sắc, thành phần,...)

Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do? (ảnh 2)

3. Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học

 

Phong hóa lí học

Phong hóa hóa học

Phong hóa sinh học

 

Khái niệm

Là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau.

Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật, nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây...).

Đặc điểm

Không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật, hóa học.

 

Biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Đá, khoáng vật bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học.

Tác nhân

- Chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.

- Tác động ma sát, va đập của gió, sóng, nước chảy, hoạt động sản xuất của con người.

Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học.

 

Tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây...).

Kết quả

Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn.

Tạo thành các dạng địa hình cacxtơ.

- Sản phẩm phong hóa một phần bị nước hoặc gió cuốn đi.

- Phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hóa, tạo thành vật liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.


4. Mối quan hệ giữa quá trình phong hóa, vận chuyển và quá trình bồi tụ

Để xảy ra quá trình phong hoá hoàn thiện nhất thì phải kết hợp giữa quá trình vận chuyển và bồi tụ … bởi quá trình vận chuyển sẽ di chuyển vật liệu từ nơi này sang nơi khác, sau đó quá trình bồi tự sẽ giúp tích luỹ các vật liệu bị phá huỷ lại ở bề mặt địa hình thấp hơn.

Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do? (ảnh 3)

Như vậy, quá trình phong hoá thành tạo các vật liệu đá và khoáng vật bị phá huỷ thành những mảnh vụn nhỏ và rất nhỏ. Quá trình vận chuyển sẽ mang những vật liệu này đến một nơi khác. Khi gặp được những điều kiện thuận lợi như địa hình, các vật liệu bồi tụ lại, san bằng hoặc làm gồ ghề thêm dạng địa hình ở khu vực đó. Mối quan hệ của ba quá trình này rất chặt chẽ với nhau, chúng có thể diễn ra đồng thời nhưng cách xa nhau về mặt không gian.

icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 30/03/2022