logo

Nguồn oxy chủ yếu của trái đất tới từ đâu?

icon_facebook

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Nguồn oxy chủ yếu của trái đất tới từ đâu?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Khoa học công nghệ 


Trả lời câu hỏi: Nguồn oxy chủ yếu của trái đất tới từ đâu?

Trong nửa đầu lịch sử của Trái đất hoàn toàn không có oxy, nhưng điều đó không có nghĩa là không tồn tại sự sống. Hầu hết, các nhà khoa học đều cho rằng lượng oxy có trong khí quyển không đáng kể cho tới tận 2,4 tỷ năm trước đây, khi GOE- Sự kiện ôxy hóa vĩ đại (Great Oxygenation Event - GOE) xảy ra. Lúc đó, mức độ oxy dường như đột ngột tăng vọt. Sự nhảy vọt về nồng độ oxy này chủ yếu là do vi khuẩn lam (cyanobacteria), còn gọi là tảo xanh - loài vi khuẩn quang hợp nhả khí oxy.

Theo các nhà khoa học, thực vật phù du, tảo biển...hay nói chung là đại dương cung cấp từ 50-85% oxy trên toàn cầu chứ không phải cây xanh .

Giống như tất cả các loại thực vật, chúng quang hợp - nghĩa là chúng sử dụng ánh sáng mặt trời và carbon dioxide để làm thức ăn. Sản phẩm phụ của quá trình này là oxy.

Nguồn oxy chủ yếu của trái đất tới từ đâu?

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Trái Đất dưới đây nhé!


Kiến thức mở rộng về Trái Đất


1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp ? Nêu đặc điểm của các lớp ?

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

+ Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhau có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

+ Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C

+ Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

Nguồn oxy chủ yếu của trái đất tới từ đâu? (ảnh 2)

2. Trái Đất quay theo chiều nào ? Tại sao nó tự quay ?

a. Trái Đất quay theo chiều nào ?

Trái Đất – Địa Cầu của chúng ta quay theo chiều từ Tây sang Đông.

Nhìn từ sao Bắc cực Polaris, có thể thấy Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

Bắc cực hay Cực Bắc địa lý trên Trái Đất,  là điểm ở Bán cầu Bắc mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt. Nam cực thuộc Châu Nam Cực chính là điểm còn lại mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt.

(Cần phân biệt Bắc cực này khác với Cực Bắc từ của Trái Đất. Cực Bắc Từ là chỉ một điểm nằm trên bề mặt Địa Cầu trên Bắc Bán Cầu. Nơi có có điểm từ trường cắm thẳng xuống).

Nguồn oxy chủ yếu của trái đất tới từ đâu? (ảnh 3)

b. Tại sao Trái Đất tự quay ?

Hiện tượng tự quay của Trái Đất do đâu mà ra? Trái Đất được sinh ra trong đĩa bồi của đám mây hydro co lại từ lực hấp dẫn lẫn nhau. Trái Đất quay là cần thiết để bảo tồn động lượng góc của nó và nó tiếp tục quay theo quán tính.

Nguyên nhân tất cả đều quay cùng hướng là bởi vì chúng sinh ra cùng nhau, từ trong cùng một tinh vân từ hàng tỷ năm trước.

Nếu một ngày trái đất không còn quay, một nửa địa cầu hướng về mặt trời luôn là ban ngày. Nó sẽ bị thiêu rụi dưới ánh nắng, không còn nước, không còn sự sống.

Nửa còn lại chìm trong bóng tối, không có ánh sáng mặt trời. Sinh vật không thể quang hợp, tất nhiên cũng không còn sự sống.


3. Quy luật phân bố của lục địa và đại dương trên Trái Đất ?

Nguồn oxy chủ yếu của trái đất tới từ đâu? (ảnh 4)

– Phần lớn diện tích các lục địa nằm ở bán cầu Bắc (diện tích lục địa là 39,4%, đại dương là 60,6%), phần lớn diện tích đại dương nằm ờ bán cầu Nam (81% diện tích là nước, 19% là đất nổi). Vì vậy, bán cầu Bắc được xem là bán cầu lục địa, còn bán cầu Nam được xem là bán cầu đại dương.

– Các lục địa và đại dương theo vị trí của chúng có tính chất tương phản (có sự phân bố đối xứng nhau qua tâm Trái Đất, hay có tính đối chân ngược nhau, nghĩa là nếu ở phía bèn này là biển thi phía bên kia đối xứng qua tâm là lục địa). Ví dụ: lục địa Nam Cực và Bắc Băng Dương, châu Phi và châu Âu với Thái Bình Dương, lục địa Bắc Mĩ với Án Độ Dương, các lục địa miền Bắc tương phản với các đại dương miền Nam (ranh giới của nó là đường nối liền các đuôi phía nam của châu Phi, châu Úc và châu nam Mĩ)… Nếu lăn một quà Địa cầu trên mặt bàn thì khi đinh quả cầu trùng với đại dương, điểm chạm mặt bàn 19 trong 20 trường hợp là điểm trên đất nổi.

– Tất cả các lục địa, trừ Châu Nam Cực nhóm thành từng đôi một (theo hướng kinh tuyến nhưng lục địa phía Nam không phải là đoạn kéo dài của lục địa phía Bắc): Bắc Mĩ với Nam Mĩ, châu Âu với châu Phi, châu Á với châu Úc. Mỗi đôi tạo thành một “tia đại lục” và tất cả các tia đều chụm lại ở cực Bắc tạo thành một ngôi sao lục địa.

– Hầu hết các lục địa đều cỏ hình tam giác quay mũi nhọn về phía nam. Dạng hình trái lê (cỏ 3 góc) là đặc tính của Châu Nam Cực.

– Đường bờ một sổ lục địa có hình dạng lồi lõm khớp với nhau. Chẳng hạn, bờ Tây của lục địa Phi với bờ Đông của lục địa Nam Mĩ, bờ Đông Nam của lục địa Á – Âu với các đảo ở Tây Nam Thái Bỉnh Dưong…

– Các dạng địa hình kéo dài theo kinh tuyển thường có dạng chữ s (các dãy núi dọc bờ Tây châu Mĩ, dải núi ngâm trong Đại Tây Dương, dải quần dào va bờ biển phía đông châu Á…).

icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 30/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads