logo

Phong cảnh Đền Hùng trắc nghiệm

Tổng hợp các bài về “Phong cảnh Đền Hùng trắc nghiệm” đầy đủ nhất, là tài liệu trắc nghiệm môn Tiếng Việt 5 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm: Phong cảnh đền Hùng 

Câu 1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?

A. Nghĩa Lĩnh.

B. Ba Vì.

C. Tam Đảo.

Câu 2. Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

A. Phú Thọ.

B. Phúc Thọ.

C. Hà Nội.

D. Hà Tây

Câu 3. Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

C. Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 4: Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

A. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

B. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

C. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

D. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 5. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.

B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 6. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ.

B. Bằng cách lặp từ ngữ.

C. Bằng cả hai cách trên.

Câu 7. Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

A. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

B. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

C. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

D. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Phong cảnh Đền Hùng trắc nghiệm hay nhất

Câu 8. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

CÂU 9: Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ.

C. Dùng từ ngữ nối.

D. Dùng quan hệ từ.

Câu 10. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ,những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.

B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.

C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.

Câu 11. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

A. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ.

D. Miêu tả phong cảnh đẹp của Đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 12. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?

A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.

C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.

Câu 13. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

D. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 14. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?

A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

C. Kết thúc câu.

Câu 15. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

C. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

D. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 16. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vòi vọi?

A. Vun vút

B. Vời vợi

C. Xa xa

Câu 17. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022