logo

Phiếu bài tập Hóa học 10


Mẫu phiếu bài tập số 1


I. Trắc nghiệm

Câu 1: Ion A3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d2. Cấu hình electron của nguyên tử A là:

A. [Ar]3d5                            B. [Ar]3d34s2

C. [Ar]3d44s2                      D. [Ar]4s23d3

Đáp án: Cấu hình e của A là: [Ar]3d34s2

Chọn B

Câu 2: Tổng số các hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 82, biết số hạt notron lớn hơn số hạt proton là 4. Nguyên tố X thuộc loại

A. Nguyên tố s                  

B. Nguyên tố d

C. Nguyên tố p                  

D. Nguyên tố f

Ta có: 2p X + n X = 82

n X – p X = 4

=> p X = 26 ; n X = 30

Cấu hình e của nguyên tố X là: 1s22s22p63s23p63d64s2

=> X là nguyên tố d

Chọn B

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(1) Bảng tuần hoàn có 16 cột gồm : 8 nhóm A và nhóm B

(2) Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng ta có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần

(3) Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì I và chu kì 7 chưa hoàn thành)

(4) Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố A có số electron như nhau

(5) Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau, được xếp vào một nhóm.

Số phát biểu sai là:

A. 3        

B. 5

C. 2         

D. 4

Đáp án: D

Câu 4: Tổng số hạt proton, notron, electron trong ion X3- là 53. Tỉ số giữa notron và electron trong ion trên là 18 : 19. Số khối của X là:

A. 36                      

B. 35

C. 37                      

D. 34

Đáp án:

Tổng số hạt p, n, e trong X là: 53 - 3 = 50

Mặt khác  trong X3-  : số n : số e = 18 : 19

=> 19n = 18( e + 3) = > 19n – 18e = 18 .3

=> n = 18, p = 16

Số khối của X là: 18 + 16 = 34

Chọn D

Câu 6: Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản (p,n,e) là 164; số hạt không mang điện là 56. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 7. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong X là 10. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử X là:

A. 8                  

B. 12

C. 6                 

D. 10

Đáp án:

Gọi số hạt proton, notron, electron của X lần lượt là: p X; n X; e X

Gọi số hạt proton, notron, electron của M lần lượt là: p M; n M; e M

Tổng số hạt căn bản trong phân tử M2X là 164

=> 2. (2p M + n M) + 2p X + n X = 164 (I)

Số hạt không mang điện trong phân tử trên là 56

=> 2n M + n X = 56 (II)

Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 7

=> n M + p M – n X – p X = 7 (III)

Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong X là 10

=> (2 p M + n M) – (2 p X + n X) = 10 (VI)

Từ (I), (II), (III), (IV) => p X = 10

Chọn D

Câu 7: Viết cấu hình electron nguyên tử của magie (Z = 12), photpho (Z = 15) và cho biết nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim?

Đáp án

+ Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố magie (Z = 12): 1s22s22p63s2 hay:

Phiếu bài tập Hóa học 10

với 2 electron (phân lớp 3s2) ở lớp ngoài cùng, magie là một kim loại.

+ Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 hay: 

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 2)

với 5 electron ở lớp ngoài cùng nên photpho là một kim loại.

Câu 8: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng

A.  số khối.          

C.  sô' proton.

B.  số nơtron.       

D.  số nơtron và số proton.

Đáp án C.

Câu 9: Cho biết nguyên tử X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 15 và 19. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố kim loại.                   

B. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố phi kim.

C. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.                

D. X là nguyên tử của nguyên tố phi kim còn Y là nguyên tử của nguyên tố kim loại.

Đáp án:

Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p3 => có 5 electron ở lớp ngoài cùng => phi kim

Cấu hình e của Y:1s22s22p63s23p64s1=> có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Kim loại

Chọn D


II. Tự luận

Câu 1: Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 0,204% 18O. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử 17O.

Đáp án:

Tỉ lệ mỗi đồng vị O trong hỗn hợp 3 đồng vị:

99,757% 16O => 99757 nguyên tử 16O

 0,039% 17O => 39 nguyên tử 17O

0,204% 18O => 204 nguyên tử 18

Khi có một nguyên tử 17O thì số nguyên tử:

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 3)

Câu 2: Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể và vỏ Trái đất mà em biết? Trong các nguyên tố đó, những nguyên tố nào đóng vai trò chính cấu tạo nên cơ thể sống? Vì sao?

Đáp án:

- Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong thế giới sống, các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống gồm: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg... Trong đó các nguyên tố C, H, O, N đóng vai trò chính, chúng chiếm khoảng 96 % khối lượng cơ thể sống. Vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohidrat, lipit, axit nuclêic là những chất hoá học chính cấu tạo nên tế bào.

- Các nguyên tố khác mặc dù có thể chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không có nghĩa là chúng không có vai trò quan trọng đối với sự sống.

Câu 3: Cacbon có vai trò gì với vật chất hữu cơ? Tại sao?

Đáp án:

Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. Vì nguyên tử cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử, do vậy một nguyên tử cacbon có thể cùng một lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon và với nguyên tử của các nguyên tố khác tạo nên một số lượng rất lớn các phân tử hữu cơ khác nhau.

Câu 4: Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố trong cơ thể, người ta chia các nguyên tố thành mấy loại? Vai trò của các nguyên tố đối với cơ thể sống?

Đáp án:

Tùy theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà các nhà khoa học chia các nguyên tố thành hai loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

Câu 5: Mô tả cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước?

Đáp án:

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Hai đầu mang điện trái dấu của hai phân tử nước khác nhau có thể hút nhau cũng như hút các phân tử hoặc các phần của phân tử khác có tích điện trái dấu. Chính nhờ đặc tính này mà nước có vai trò đặc biệt đối với thế giới sống.

Câu 6: Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện tượng sau:

Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?

Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được?

Đáp án:

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực.

Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.

Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.


Mẫu phiếu bài tập số 2

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số notron, do đó số khối của chúng khác nhau.

Ví dụ: Nguyên tố O có 3 đồng vị là

Nguyên tử khối trung bình

Công thức: 

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 4)

Trong đó A1, A2, A3,… là số khối của các đồng vị.

- x, y, z,… là thành phần % của các đồng vị.

DẠNG I. TÍNH % KHỐI LƯỢNG CỦA MỘT ĐỒNG VỊ TRONG PHÂN TỬ

1. Phương pháp giải

Hầu hết các nguyên tố có mặt trong tự nhiên là hỗn hợp các đồng vị bền

Áp dụng công thức: 

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 5)

- Trong đó A1, A2, A3,… là số khối của các đồng vị.

- x1,x2,x3,… là thành phần % của các đồng vị.

Sử dụng sơ đồ đường chéo:

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 6)

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong tự nhiên nguyên tố Brom có 2 đồng vị, trong đó đồng vị 7935Br chiếm 54,5% về số lượng. Số khối của đồng vị còn lại là?

Hướng dẫn giải

Đặt A2 là số khối của đồng vị thứ hai.

Phần trăm số lương của nó là: 100 - 54,5 = 45,5

Ta có:

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 7)

3. Bài tập vận dụng

Câu 1. Khối lượng nguyên tử của B bằng 10,81. B trong tự nhiên gồm hai đồng vị 10B và 11B. Hỏi có bao nhiêu phần trăm 11B trong axit boric H3BO3. Cho H3BO3 = 61,81.

Đáp án 

Giả sử % của 10B và 11B trong tự nhiên lần lượt là x, y.

Ta có hệ phương trình:

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 8)

Câu 2. Trong tự nhiên đồng vị 37Cl chiếm 24,23,% số nguyên tử clo. Tính thành phần phần trăm về khối lượng 37Cl có trong HClO4 (với hidro là đồng vị 1H, oxi là đồng vị 16O). Cho khối lượng nguyên tử trung bình của Clo là 35,5

Đáp án

Đặt số mol HClO4 là 1 mol thì có 0,2423 mol 37Cl

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 9)

Câu 3. Trong tự nhiên Brom có 2 đồng vị là 79Br và 81Br có nguyên tử khối trung bình là 79,92. Thành phần phần trăm về khối lượng của 81Br trong NaBr là bao nhiêu. Cho MNa = 23

Đáp án

Gọi phần trằm đồng vị 79Br là a%

=> Phần trăm của đồng vị 81Br là 100% - a%

Nguyên tử khối trung bình của Br:

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 10)

Câu 4. Cho hợp chất XY2 tạo bởi hai nguyên tố X, Y. Y có hai đồng vị 79Y: chiếm 55% số nguyên tử Y và đồng vị 81Y. Trong XY2, phần trăm khối lượng của X là bằng 28,51%. Tính nguyên tử khối trung bình của X, Y.

Đáp án 

X = 63,73

Y = 79,

Giải thích các bước giải:

Phần trăm số nguyên tử của 81Y = 100%−55% = 45%

Suy ra, nguyên tử khối trung bình của Y là :

= 79.55% + 81.45% = 79,9

Ta có :

% X= (X/X+2Y).100% = (X/X+79,9.2).100%= 28,51%

⇒ X = 63,73

Câu 5. Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị là là 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Thành phần phần trăm về khối lượng của là 63Cu trong CuCl2 là bao nhiêu (biết M Cl = 35,5)

Giả sử % nguyên tử 65Cu và 63Cu trong tự nhiên lần lượt là x, y

Ta có hệ phương trình

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 18)

Phần trăm khối lượng của 63Cu trong CuCl2 là:

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 10)

Câu 6. Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền là 37Cl và 35Cl. Tính thành phần phần trăm về khối lượng 37Cl có trong KClO3 (với kiện là đồng vị 39K, oxi là đồng vị 16O). Cho khối lượng nguyên tử trung bình của Clo là 35,5.

Đáp án 

Giả sử % nguyên tử 35Cl và 37Cl trong tự nhiên lần lượt là x, y.

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 12)

Phần trăm khối lượng của 37Cl trong KClO3 là:

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 12)
Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 14)

Đáp án

Gọi % số nguyên tử của đvị 12C và 13C lần lượt là x và y

Ta có hệ:

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 14)

Xét 1 mol CO2 1 mol C => mC = 12,01

2 mol O => mO = 32

Ta biết % số nguyên tử = % số mol nên

Số mol của 12C là: 0,99.1 = 0,99 mol

%m12C = (0,99.12.100)/(12,01+ 32) = 27

Câu 9. Nguyên tố Bạc có 2 đồng vị trong tự nhiên là 107Ag chiếm 51,839% số nguyên tử. Tính số khối của đồng vị còn lại biết trong AgCl bạc chiếm 75,254% về khố lượng. Cho Cl = 35,5

Đáp án

Gọi nguyên tử khối của bình của Ag là M.

→%mAg =M/(M+35,5) = 75,254%

→M = 107,9575

Gọi số khối của đồng vị còn lại là x, đồng vị này chiếm 48,161%

→ 107.51,839% + x.48,161% = 107,9575 → x = 109

Đáp số: 109

Câu 10. Trong tự nhiên, X có hai đồng vị 35X và 37X, chiếm lần lượt 75,77% và 24,23% số nguyên tử X. Y có hai đông vị là 11Y và 12Y, chiếm lần lượt 99,2% và 0,8% số nguyên tử Y.

a) Trong tự nhiên có bao nhiêu loại phân tử XY?

b) Phân tử khối trung bình của XY là

Đáp án

X có hai đồng vị 35X và 37X

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 16)

Đây là Cl

Y có hai đồng vị 1Y và 2Y
 

Phiếu bài tập Hóa học 10 (ảnh 17)

=> Đây là H
1 nguyên tử H gắn với 1 nguyên tử Cl

+ Số cách chọn nguyên tử Cl ứng với 2 cách chọn tương đương 2 đồng vị

+ Số cách chọn nguyên tử H: 2 cách chọn tương đương 2 đồng vị

=> có 2.2 = 4 cách chọn

Đáp số: 4, 36

icon-date
Xuất bản : 09/02/2022 - Cập nhật : 10/02/2022