logo

Cân bằng PTHH sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O

Câu hỏi: Cân bằng PTHH sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O

Trả lời:

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về kim loại nhôm nhé!

I. Định nghĩa về Nhôm

- Nhôm là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3, và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.

- Kí hiệu: Al

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1

- Số hiệu nguyên tử: 13

- Khối lượng nguyên tử: 27 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: số 13

   + Nhóm: IIIA

   + Chu kì: 3

- Đồng vị: Thường chỉ gặp 27Al

- Độ âm điện: 1,61

- Nhôm là kim loại thường thấy phía bên trong vỏ trái đất (chiếm khoảng 8%). Trong tự nhiên, nhôm thường có trong các hợp chất như đất sét, boxit hay criolit.

2. Tính chất vật lý

– Là kim loại trắng bạc, mềm, dễ dát mỏng và kéo sợi.

Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O | Cân bằng PTHH

– Là kim loại nhẹ (2,7g / cm3) nóng chảy ở nhiệt độ 660C

– Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt (kém hơn đồng, mạnh hơn sắt)

* Nhận biết

Cho Al phản ứng với dung dịch NaOH (hoặc KOH). Hiện tượng quan sát được: Nhôm tan dần, sinh ra khí không màu.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

3. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với các phi kim

Trên thực tế, các vật liệu được làm từ nhôm đều có một lớp oxit bảo vệ trên bề mặt. Nhôm phản ứng được với oxi trên bề mặt. Vì khi phản ứng, nhôm sẽ tạo ra một lớp màng oxit bao phủ bề mặt. Qua đó bảo vệ và ngăn cản nhôm tác dụng với oxi để tạo ra oxit.

2Al + 3O→  Al2O3

Al2O3 là một oxit lưỡng tính, vì thế tính chất hóa học của Al2O3 sẽ thuộc dạng một oxit lưỡng tính. Tức là nó có thể phản ứng với cả axit và bazơ.

Bên cạnh đó, nhôm còn phản ứng được với các phi kim khác để tạo ra muối.

Ví dụ:

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

​2Al + 3S →  Al2S3

b. Tác dụng với nước

Trên thực tế, Al sẽ không phản ứng được với nước vì được bảo vệ bởi lớp oxit mỏng. Khi lớp oxit được phá bỏ, nguyên tố al phản ứng trực tiếp với nước.

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

Tác dụng với oxit của kim loại kém hoạt động hơn (phản ứng nhiệt nhôm)

Al có thể khử được oxit của các kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học: 2Al + 3FeO →  Al2O3 + 3Fe

c. Tác dụng với dung dịch axit

Với các axit khác nhau, nhôm sẽ có phản ứng khác nhau.

Cụ thể:

+ Với các axit HCl và H2SO4 loãng, nhôm có thể dễ dàng phản ứng và tạo ra muối và hidro: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

+ Với H2SO4 loãng: 2Al + 3H2SO4 →  Al2(SO4)3 + 3H2

+ Với các axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc:

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

Al + 6HNO3 → Al(NO3)+ 3NO2 + 3H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

d. Tác dụng với dung dịch bazơ

Al có thể dễ dàng tham gia những phản ứng với các dung dịch kiềm: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước sau đó sẽ sinh ra Al(OH)3. Đây là một hidroxit lưỡng tính có thể tan được trong dung dịch kiềm.

e. Tác dụng với dung dịch muối

Al có thể đẩy được kim loại đứng sau trong dãy hoạt động kim loại ra khỏi dung dịch muối của chúng: 

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

f. Phản ứng nhiệt nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao. Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:

Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3

Một số phản ứng khác như:

3CuO + 2Al → Al2O3 + 3Cu

8Al + 3Fe3O→ 4Al2O3 + 9Fe

3Mn3O4 + 8Al → 4Al2O3 + 9Mn

Cr2O3 + 2Al→ Al2O3 + 2Cr

icon-date
Xuất bản : 13/02/2022 - Cập nhật : 05/03/2022