Câu trả lời đúng nhất: Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hydro, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn. Hầu hết các phi kim không dẫn điện; một số nguyên tố có sự biến tính, ví dụ như carbon: graphit có thể dẫn điện, kim cương thì không. Phi kim thường tồn tại ở dạng phân tử. Phi kim có những tính chất hóa học như: Tác dụng với kim loại, tác dụng với hidro, tác dụng với oxi.
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn các tính chất hóa học của phi kim trong bài viết dưới đây!
Phi kim được hiểu là những nguyên tố hóa học nhận e. Chúng sẽ nằm ở phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học. Khi tham gia vào phản ứng hóa học, phim kim sẽ có xu hướng nhận electron nên thường mang điện tích âm. Ngược lại kim loại sẽ bị mất electron nên mang điện tích dương.
Phi kim bao gồm:
Các loại khí hiếm: He, Ne, Ar, Rn,…
Các halogen: Cl, F, Br, I, At
Các phi kim còn lại: O, S, N, P, Se…
Một số á kim như: Si, Bo…
>>> Xem thêm: Tính kim loại là gì? Tính phi kim là gì? Nêu sự biến đổi
Trạng thái tồn tại: Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: Rắn (photpho, cacbon, lưu huỳnh…), lỏng (brom) và khí (hidro, oxi, nito…).
Khả năng dẫn điện: Phần lớn các nguyên tố của phi kim không dẫn điện.
Khả năng dẫn nhiệt: Hầu hết các nguyên tố phi kim không dẫn nhiệt.
Nhiệt độ nóng chảy: Phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Tính độc: Một số phi kim như như brom, clo… là chất độc hại.
Dạng tồn tại của phi kim lưu huỳnh
>>> Xem thêm: Cacbon là phi kim hay kim loại?
Phi kim có 3 tính chất hóa học:
- Tác dụng với kim loại
- Tác dụng với hidro
- Tác dụng với oxi
a. Tác dụng với kim loại
Nhiều phi kim có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối.
Phi kim + Kim loại → Muối
Phương trình hóa học:
2Na + Cl2 → 2NaCl
Fe + S → FeS
2Al + 3Br2 → 2AlBr3
6Li + N2 → 2Li3N
Riêng oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit bazơ.
O2 + Kim loại → Oxit bazơ
4Na + O2 2Na2O
2Pb + O2 2PbO
b. Tác dụng với hidro
Oxi tác dụng với hiđro
+ Khí oxi tác dụng với hiđro tạo thành hơi nước:
- Clo tác dụng với hiđro
+ Hiđro cháy trong khí clo tạo thành khí không màu. Màu vàng lục của khí clo biến mất. Giấy quỳ tím hóa đỏ.
+ Khí clo đã phản ứng mạnh với hiđro tạo thành khí hiđro clorua không màu. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric và làm quỳ tím hóa đỏ.
- Ngoài ra, nhiều phi kim khác như C, S, Br2,... tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí.
=>Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
c. Tác dụng với oxi
Một số phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
S + O2 → SO2
C + O2 → CO2
4P + 5O2 → 2P2O5
Mức độ hoạt động hóa học của phi kim thường được xét dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất vì có độ âm điện cao nhất: 3,98).
Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn
Bài 1: Đốt C trong không khí ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí A1. Cho A1 tác dụng với CuO nung nóng thu được khí A2 và hỗn hợp A3. Cho A2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thì thu được kết tủa A4 và dung dịch A5. Cho A5 tác dụng với Ca(OH)2 lại thu được A4. Nung A4 ta lại thu được A2. Cho biết A1, A2, A3, A4, A5 là chất gì?
A. A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.
B. A1 là CO, CO2; A2 là CO; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.
C. A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là Ca(HCO3)2; A5 là CaCO3.
D. Đáp án khác
Lời giải:
A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.
PTPU chứng minh:
C + O2 → CO2
CO + CuO → Cu + CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
⇒ Đáp án đúng là: A
Bài 2: Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định các chất E, F, G.
A. FeCl2, Fe(OH)2, Fe2O3
B. FeCl3, Fe(OH)3, Fe2O3
C. FeCl2, Fe2O3, Fe(OH)3
D. FeCl3, Fe(OH)3, FeO
Lời giải
Rắn C là: Fe, FeO dư.
Rắn C tác dụng với HCl thu được muối FeCl2 (dd E)
Cho E tác dụng với NaOH thu được kết tủa Fe(OH)2 (F)
Nung F trong không khí được Fe2O3 (G).
⇒ đáp án đúng là: A
Bài 3: Xác định A, B, C:
HCl + MnO2 → A↑ + B + C (lỏng)
A + C −a/s→ D + E↑
D + Ca(OH)2 → G + C
F + E −to→ C
F + A → D
A. Cl2, HCl, H2
B. Cl2, MnCl2, H2O
C. Cl2, O2, H2
D. Cl2, MnCl2, H2
Lời giải
HCl + MnO2 → Cl2↑ + MnCl2 + H2O (lỏng)
A B C
Cl2 + H2O −a/s→ + E↑
D + Ca(OH)2 → G + C
F + E −to→ C
F + A → D
Đáp án đúng là: B
------------------------------
Trên đây Top lời giải đã giáp đáp câu hỏi Phi kim có những tính chất hóa học nào? Bài viết đã giải thích chi tiết và kèm theo các câu hỏi bổ sung về tính chất hóa học của phi kim giúp bạn học tập tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!