Dao động là sự lặp đi lặp lại nhiều lần một trạng thái của một vật nào đó. Trong cơ học, dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng. Trong dao động gồm có dao động điều hòa, dao động duy trì, dao động cưỡng bức,...Vậy bạn có biết phát biểu nào sau đây là không đúng về sự cộng hưởng dao động cơ? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!
A. Tần số góc lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng.
B. Tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng.
C. Chu kỳ lực cưỡng bức bằng chu kỳ dao động riêng.
D. Biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động của vật.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động của vật.
Phát biểu không đúng về sự cộng hưởng dao động cơ là biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động của vật.
Lí do loại đáp án A, B, C là dựa vào đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng:
Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động.
Điều kiện cộng hưởng: f = f0.
Đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng: Tần số góc lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng, tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng, chu kỳ lực cưỡng bức bằng chu kỳ dao động riêng.
Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng: Tòa nhà, cầu, bệ máy, khung xe, ... đều là những hệ dao động và có tần số riêng. Phải cẩn thận không để cho chúng chịu tác dụng của các lực cường bức mạnh, có tần số bằng tần số riêng để tránh sự cộng hưởng, gây dao động mạnh làm gãy, đổ.
Lí do chọn đáp án D dựa vào đặc điểm hiện tượng cộng hưởng: Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động. Theo đặc điểm “biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động” chứ không phải “Biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động của vật.”
Vì vậy, phát biểu không đúng về sự cộng hưởng dao động cơ là biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động của vật.
Lựa chọn đáp án D là đúng
>>> Xem thêm: Trong dao động điều hòa, giữa chu kì T và tần số dao động f có mối liên hệ là?
Câu 1: Một con lắc lò xo dao động với chu kì T = 0,1 s. Nếu tăng biên độ dao động của con lắc lên 4 lần thì chu kì dao động của vật thay đổi như thế nào?
A. Tăng 2 lần
B. Không đổi
C. Giảm 2 lần
D. Tăng 4 lần
Đáp án B
Câu 2: Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc đơn không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ
A. Giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
B. Tăng vì chu kì dao động điều hòa của nó giảm.
C. Tăng vì tần số dao động điều hòa của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
D. Không đổi vì chu kì dao động điều hòa của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
Đáp án A
Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình dao động x=4cos(4πt)cm. Thời gian chất điểm đi được quãng đường 6cm kể từ lúc bắt đầu dao động là
A. 0,750 s.
B. 0,375 s.
C. 0,185 s.
D. 0,167 s.
Đáp án D
Câu 4: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hòa. Nếu khối lượng m=200g thì chu kì dao động của con lắc là 2s. Để chu kì con lắc là 1s thì khối lượng m bằng
A. 200g
B. 100g
C. 50g
D. 800g
Đáp án C
Câu 5: Một vật dao động điều hòa khi qua vị trí có li độ 1cm thì có động năng gấp ba lần thế năng. Trong thời gian 0,8s vật đi được quãng đường 16cm. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là
A. 20cm/s
B. 10cm/s
C. 10π√3cm/s
D. 20πcm/s
Đáp án A
---------------------------------------
Trên đây, Top lời giải đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự cộng hưởng dao động cơ là gì? cũng như cung cấp thêm kiến thức về dao động cơ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người. cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!