logo

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa học 12


Trả lời câu hỏi: Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không?

Phản ứng trên có xảy ra ( kể cả trong nhiệt độ thường). Phương trình hóa học được mô tả như sau:

C3H4 + 2AgNO+ 2NH3 → C3H2Ag2 + 2NH4NO3

CH≡C–CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH3 + NH4NO3 

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không?

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về phản ứng trên và Propin để nắm rõ kiến thức hơn nhé.


Kiến thức tham khảo về Propin


I. Propin

1. Định nghĩa propin

- Định nghĩa: Propin là hiđrocacbon không no nằm trong dãy đồng đẳng của ankin. Propin là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

- Công thức phân tử: C3H4

- Công thức cấu tạo: HC≡C-CH3

- Danh pháp

+ Tên quốc tế: C3H4 được gọi là propin.

Độ bất bão hòa k = số liên kết π + số vòng = (2.3 + 2 - 4) / 2 = 2

Phân tử có chứa 2 liên kết π hoặc 1 vòng + 1 liên kết π

C3H4 có 1 đồng phân mạch cacbon:

Đồng phân

CTCT thu gọn

Tên gọi

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không? (ảnh 2)
CH☰C-CH3 Propin

 

2. Tính chất vật lí và nhận biết

- Propin là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

- Nhận biết: Ankin có nối ba đầu mạch được nhận biết bằng phản ứng thế bằng ion kim loại khi sục vào dung dịch AgNO3 trong amoniac.

3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng cộng

- Cộng brom

- Dẫn propin qua dung dịch brom màu da cam.

    + Hiện tượng: Dung dịch brom bị mất màu.

    + Propin có phản ứng cộng với brom trong dung dịch.

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không? (ảnh 3)

    + Sản phẩm mới sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với một phân tử brom nữa:

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không? (ảnh 4)

    + Trong điều kiện thích hợp, propin cũng có phản ứng cộng với hiđro và một số chất khác.

- Cộng hiđro

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không? (ảnh 5)

- Cộng hiđro clorua

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không? (ảnh 6)

    + Phản ứng cộng HX, H2O vào các ankin trong dãy đồng đẳng của axetilen cũng tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp như anken.

b. Phản ứng oxi hóa

- Propin là hiđrocacbon, vì vậy khi đốt, propin sẽ cháy tạo ra cacbon đioxit và nước, tương tự metan và etilen.

- Propin cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt.

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không? (ảnh 7)

c. Phản ứng thế bới kim loại

- Tính chất riêng của các ankin có nối ba đầu mạch

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không? (ảnh 8)

II. Phản ứng tráng bạc của Propin (C3H4 + AgNO3/NH3)

1. Phản ứng hoá học:

    CH≡C–CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH3 + NH4NO3

2. Điều kiện phản ứng

- Không có

3. Cách thực hiện phản ứng

- Sục khí propin vào dung dịch hỗn hợp AgNO3/NH3

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện kết tủa màu vàng

5. Bạn có biết

- Phản ứng trên gọi là phản ứng thế bằng ion kim loại

- Đây là phản ứng nhận biết ank – 1 – in


III. Bài tập vận dụng 

Ví dụ 1: Sục 0,672 lít khí propin qua 100ml AgNO3 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là?

 A. 2,4g

 B. 3,6g

 C. 2,94g

 D. 5,88g

Hướng dẫn

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không? (ảnh 9)

Đáp án C

Ví dụ 2: Sục 0,672 lít khí propin qua 100ml AgNO3 0,2M. Khối lượng muối thu được là?

 A. 1,6g

 B. 3,2g

 C. 4,8g

 D. 0,8g

Hướng dẫn

Phản ứng giữa Propin + AgNO3/NH3 có xảy ra hay không? (ảnh 10)

Đáp án A.

Ví dụ 3: Khi sục khí propin vào dung dịch AgNO3/NH3 có hiện tượng gì?

 A. Kết tủa trắng

 B. Kết tủa vàng

 C. Khí thoát ra

 D. Không hiện tượng

Hướng dẫn:

  CH≡C–CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH3↓ + NH4NO3

Xuất hiện kết tủa màu vàng

Đáp án B

Ví dụ 4: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các khí propan propen propin. Hãy viết các phương trình để minh họa

Cho 3 khí trên vào dd AgNO3/NH3

+ Khí td với dd tạo kết tủa C2Ag2 là C2H2

PTHH: C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3-->C2Ag2 + 2NH4NO3

+ Hai khí còn lại là C3H8 và C3H6  không pứ

Nên phân biệt được C2H2

Cho 2 khí còn lại vào dd Br2

+ Khí làm mất màu Br2 là C3H6

PTHH: C3H6 + Br2 -->C3H6Br2

+ Khí C3H8 không làm mất màu dd

Ví dụ 5: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các khí CO2, etan, propen, propin. Hãy viết các phương trình để minh họa

+ Dùng dung dịch AgNO3/NH3 sẽ phân biệt được etin C2H2 + AgNO3/NH3 ---> AgCCAg (kết tủa vàng)

 + Dùng dung dịch nước brom nhận được eten. CH2=CH2 + Br2 ---> CH2Br-CH2Br (dd nước brom bị mất màu)

+ Dùng dung dịch nước vôi trong để nhận biết CO2, có kết tủa trắng xuất hiện 

CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O

còn lại là etan.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2022 - Cập nhật : 20/03/2022