logo

Phân tích vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Phân tích vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!


Dàn ý Phân tích vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú

Phân tích vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú (ngắn gọn, hay nhất)

1. Giải thích vẻ đẹp sử thi của nhân vật:

Là những vẻ đẹp mang khuynh hướng ngợi ca, gắn với chủ nghĩa lãng mạn, hướng tới những con người anh hùng mang phẩm chất của thời đại, đại diện cho cộng đồng rộng lớn.

2. Vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú

- Khẳng định: Tnú là nhân vật mang đậm tinh thần sử thi, mang tính đại diện cho vẻ đẹp, sức mạnh cộng đồng của cả dân làng Xô Man nói chung, của nhân dân Tây Nguyên nói riêng. Câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc.

- Phẩm chất, tính cách của Tnú - người anh hùng mang tính sử thi

+ Gan gúc, thông minh táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai học bài, vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, làm liên lạc…).

+ Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành, khi thành người chiến sĩ cách mạng Tnú càng đấu tranh kiên trì, quyết liệt).

- Số phận, cuộc đời của Tnú tiêu biểu cho nỗi đau khổ và sự quật cường của nhân dân.

+ Tnú có tuổi thơ vất vả, lớn lên Tnú không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn.

+ Nhìn lại chặng đường đời của Tnú, có thể thấy hình ảnh một Tnú đại diện cho số phận của cộng đồng, trước và sau khi đúng lên cầm vũ khí. Khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất Tnú cũng không cứu được. Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man cũng đầy đau thương: Bọn giặc đi lùng như hùm beo, tiếng cười "sằng sặc" của những thằng ác ôn, tiếng gậy sắt nện "hự hự" xuống thân người. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết rất thảm…

+ Cuộc sống ngột ngạt dồn nén đau thương, căm thù. Đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, làng Xụ Man đã nổi dậy "ào ào rung động", "xác mười tên giặc ngổn ngang", tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!"

- Hình tượng Tnú – tiêu biểu cho các thế hệ người Tây Nguyên nối tiếp nhau vùng lên chống Mĩ.

+ Mồ côi, sống nhờ sự chở che, đùm bọc của dân làng.

+ Thay cho thanh niên, người già, tiếp tế cho cán bộ, gan góc, dũng cảm.

+ Là cán bộ cách mạng, đại diện cho Đảng

3. Các nhân vật khác trong truyện soi chiếu cho cuộc đời của Tnú chính là tài hiện cuộc đời của Tnú đã trải qua và mang tính biểu tượng cho sự nối tiếp thế hệ

- Hình tượng tiêu biểu mang tính sử thi của nhân vật: hình tượng bàn tay Tnú

+ Lúc còn nhỏ, đôi bàn tay ấy kiên trì học từng nét chữ của anh Quyết, cần cù làm nương phát rẫy. Đôi bàn tay dám lấy đá đập vào đầu mình vì học cái chứ không sáng dạ bằng Mai.Và đôi bàn tay ấy dám chỉ vào bụng mình mà nói với quân giặc “Cộng sản ở đây này” khẳng định lòng trung thành vớ cách mạng.

+ Lớn lên đôi bàn tay xúc động nắm lấy bàn tay người con gái anh yêu thương và cũng đôi bàn tay ấy xé tấm đồ làm nịu cho đứa con thơ dại. Lửa đốt cháy mười đầu ngón tay để rồi mãi mãi chỉ còn hai đốt không bao giờ mọc lại được…..cho nên Tnú muốn dùng đôi bàn tay ấy để giết chết kẻ thù.

+ Kẻ thù tàn ác có thể đốt cháy đôi bàn tay nhưng không thể tiêu diệt được sức mạnh phi thường, tiềm ẩn trong con người Tnú

Như vậy: Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đạm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên. Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng


Phân tích vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú - Bài mẫu 1

Phân tích vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền văn học hiện đại. Văn phong của ông được nuôi dưỡng và xuyên suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Nguyễn Trung Thành có một tình yêu thương và gắn bó mật thiết với núi rừng Tây Nguyên. Một trong những tác phẩm đặc sắc không thể không kể đến đó là tác phẩm rừng xà nu. Tác phẩm đã khắc tạc nên bức chân dung tuyệt đẹp, mang tầm vóc sử thi tráng lệ của người anh hùng Tây Nguyên Tnú.

     Vẻ đẹp sử thi là những vẻ đẹp mang khuynh hướng ngợi ca. Đây là nét đặc sắc của chủ nghĩa lãng mãn. Các nhà văn thường sử dụng ngòi bút đặc sắc này để tô vẽ cho hình tượng vị anh hùng đại diện cho cả một cộng đồng, một dân tộc. Tnú là nhân vật mang đậm tính sử thi. Vẻ đẹp sử thi của người anh hùng Tnú chính là biểu trưng cho nét đẹp cho sức manh của buôn làng Xô man, của núi rừng dân tộc Tây Nguyên. Những thăng trầm nổi trôi trong cuộc đời anh cũng chính là số phận cuộc đời con người Tây Nguyên.

     Tnú mang trong mình cái tính cách, khí phác của người anh hùng sử thi. Cái phẩm chất ấy được hun đúc ngay từ khi Tnú còn bé. Khi học chữ cùng Mai vì hay quên nhưng Tnú không nản lòng , quệt nước mắt nhờ Mai chỉ lại cho. Học cái chữ có hơi chậm nhưng đi đường núi thì Tnú thông minh lắm, cứ leo lên cây rồi xe rừng mà,, không đi theo đường mòn  để tránh bị địch phát hiện. Tnú và Mai còn trẻ nhưng gan góc vô cùng, dù bọn địch lấy đầu anh Sút, bà Nhan làm gương hăm dọa nhưng Tnú và Mai vẫn hăng hái vào rừng tiếp tế cho bộ đội rồi lại đi làm giao liên cho anh Quyết. Tnú thoăn thoắt chẳng ngại chị, chẳng sợ chi chỉ một lòng hướng về Đảng về cách mạng sáng soi. Cả cuộc đời Tnú chỉ một lòng sắt song trung thành với lá cờ của Đảng. Khi đi giao liên bị giặt bắt rồi hành hạ dã man, lưng chém ngang dọc chi chít đầy nhưng vết dao sắc nhọn nhưng Tnú vẫn nhất quyết khăng khăng không khai ra cộng sản. Trang sách cuộc đời của Tnú là biểu tượng cho số phận dân tộc Tây Nguyên. Cuộc đời Tnú cũng giống như cuộc đời buôn làng Xô man vậy. Khi Tnú chưa cầm vũ khí đứng lên anh phải hứng chịu biết bao đau thương, bao mất mát, phải cắn răng nhìn bọn giặc ác hành hạ vợ con mình, giết chết vợ trẻ con thơ, phải đau đớn để chúng giày vò lấy nhựa xà nu đốt hết hai bàn tay mình. Cũng giông như anh khi buôn làng còn cam chịu cúi đầu dưới bọn thực dân, chưa đứng lên cầm vũ khí nổi dậy buôn làng cũng phải chịu biết bao uất ức, biết bao đau khổ: Giặc đi trong rừng như con beo. Lính của nó cầm lưỡi lê dính máu, cũng đỏ như mầu mũ đỏ của nó…bị giặc lùng, bị súng rền vang. Ông Sút và bà Nhan bị giặc giết rồi treo cổ. Mẹ con Mai bị chúng nó hành hạ thê thảm; cả rừng cây xà nu không cây nào không bị thương, bị tàn phá ghê gớm…Rồi cái đêm Tnú bị thiêu đốt 10 đầu ngón tay cái đêm lịch sử ấy sau bao tháng ngày dồn nét tinh thần, cả dân làng Xô Man đã đứng dậy cầm chông cầm giáo cầm mài “ào ào rung động cả rừng cây”  giết hết bọn giặc. Và  “Thế là bắt đầu rồi! Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông! Đốt lửa lên!”
Cả rừng rực cháy, và ý chí sự vùng dậy của cả buôn làng Xô Man cũng đang rực cháy quyết liệt.

     Hình tương Tnú chính là hình ảnh đại diện cho các thế hệ buôn làng  Xô Man hùng dũng trong kháng chiến. Khi còn bé Tnú được buôn làng nuôi dưỡng, đùm bọc, được anh Quyết dạy chữ, được cụ Mết dạy cho cách sống cho phải đạo. Lớn len Tnu thay các bác, các chú các thanh niên dũng cảm đi làm giao liên, tiếp tế cho cộng sản ở trong rừng. Sau khi được đồng bào cứu giúp, trưởng thành Tnu trở thành một người cộng sản, một cán bộ cách mạng anh hùng, tận tâm phục vụ cho Đảng cho Nhà nước. Và sau này có lẽ Dít, có lẽ đàn em tiếp theo sẽ tiếp nối chân Tnu làm nên những chiến công cách mạng vang danh dân tộc Tây Nguyên.

     Vẻ đẹp sử thi của Tnú được biểu hiện rõ nét nét nhất qua hình tượng đôi bàn tay. Khi còn nhỏ đôi bàn tay Tnú đã biết làm nương làm rẫy phục vụ cho cuộc sống, rồi tự lấy đá đập vào đầu mình vì học hay quên không sáng dạ bằng mai. Đôi bàn tay ấy cũng tỉ mỉ cần cù luyện từng nét chữ anh Quyêt dậy và gan dạ chỉ vào bụng mình cao đầu mà nói rằng ; “Cộng sản ở đây này” khẳng định một tấm lòng sắt son trung thành tuyệt đối với cách mạng.

     Đôi bàn tay ấy còn là đôi bàn tay của nghĩa tình. Đôi bàn tay ấy dám nắm lấy tay người mình thương, chăm lo cho vợ con: xé tấm đồ làm nôi cho con. Và phải chăng mỗi ngón tay cháy rực như hiện hữu cho lòng căm thù đau xót của Tnú khi không cứu được mẹ con Mai. Nhưng dù hận đến tận xương tủy, thấu gan Tnú cũng đâu làm gì khác hơn được vì lúc bây giờ Tnú cũng chỉ có “tay không” giữa bầy quân thù.

     Đôi bàn tay Tnú là minh chứng cho những dấu vết đau thương, cả bàn tay đều cụt mất một đốt. Đôi bàn tay ấy nhắc cho Tnú nhớ đến những mất mát những đau khổ mà quân giặc đã gây ra cho mình, cho những người mình yêu thương và cho buôn làng mình.Và cuối cùng đôi bàn tay ấy chính là đôi bàn tay lịch sử, đôi bàn tay cầm vũ khí đứng lên chống lại quân thù. Lửa ở đầu ngón tay đang cháy và chính trong tâm can cũng đang cháy, hừng hực một ý chí quật cường, bất khuất. “chúng nó cầm súng, mình cũng phải cầm súng” Cả Tnú cả buôn làng không chịu khuất phục nữa, họ đã đứng lên cầm giáo cầm mác tiêu diệt kẻ thù, trả lại bình yên cho núi rừng xà nu. Chính đôi bàn tay đau thương ấy đã bóp chết kẻ thù của mình. Về sau đôi bàn tay ấy đã cầm súng để trở thành một người cộng sản vĩ đại, trở thành niềm tự hào của bản làng Xô Man.

     Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã dựng nên một bức tượng đài lý tưởng của cộng đồng núi rừng Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là những con người tha thiết tình yêu quê hương, dũng cảm, gan góc, hi sinh quật cường và tràn đầy ý chí, niềm tin chiến thắng vào cách mạng, vào Đảng vào cụ Hồ thân yêu.


Phân tích vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú - Bài mẫu 2

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Người con gan dạ của núi rừng

     Nhà văn Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn tiêu biểu trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Vì tình yêu đậm sâu với núi rừng Tây Nguyên, nhà văn đã ưu ái dành cho mảnh đất này những dòng viết đẹp đẽ và tràn đầy hào hùng. Một trong những nhân vật nhà văn xây dựng thành công nhất, có lẽ là nhân vật Tnú.

     Tnú là nhân vật được xây dựng dựa trên hình tượng người anh hùng Đề, đứa con của dân tộc Xô – đăng, người đã anh dũng chống lại ách xâm lăng của Mỹ Diệm. Tìm hiểu vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú giúp người đọc thấm được bản lĩnh anh hùng của nhân vật.

     Trong tác phẩm, Tnú là đứa con của làng Xôman. Cha mẹ Tnú mất sớm, anh được nuôi dưỡng bởi tình thương dào dạt của xóm làng thân thương. Chính vì thế mà ngay từ thuở tấm bé, Tnú đã sớm có lòng yêu thương xóm làng, nguồn cội. Tnú hội tụ đầy đủ nét đẹp của người làng Xôman: chân chất, yêu nước và trung thành với cách mạng

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Qua lời kể của của nhân vật trong truyện

     Như cách cụ Mết đã từng nói: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”, nhân vật Tnú hiện lên với nét đẹp chân chất và đầy hiên ngang, anh dũng. Chính vì sự gắn bó thiêng liêng với bản làng ấy, mà sau ba năm đi lực lượng trở về, Tnú lại bồi hồi xúc động trước những hình ảnh quen thuộc của quê hương.

     Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú giúp chúng tua hiểu được một tấm lòng thiết tha sâu nặng với quê hương, nguồn cội mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp từ những điều tưởng chừng như bé nhỏ ấy.

     Phân tích nhân vật Tnú sẽ thấy được sự ngoan cường và gan dạ của nhân vật này từ thuở bé thông qua những công việc như: làm liên lạc, tiếp tế lương thực cho cán bộ. Không những thế, Tnú còn có trí tuệ hơn người.

     Với những điểm đặc biệt như “không thích lội nước chỗ êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi, vượt lên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như con cá kình” bởi vì “Qua chỗ nước êm thằng Mĩ – Diệm hay phục, qua chỗ nước mạnh nó không ngờ”.

     Dù cho giặc vây bốn bề, Tnú vẫn có cách băng rừng mà đi, xé núi mà đến, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tnú quyết tâm học chữ theo anh Quyết, vì chỉ có như thế mới có thể phụng sự cách mạng một cách tốt nhất.

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Người chiến sĩ trung kiên của cách mạng

     Luôn tâm niệm câu nói của cụ Mết: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn” nên từ thuở bé, Tnú đã gan dạ hơn người, ý thức cách mạng cũng sớm hơn tất thảy bạn bè cùng trang lứa. Việc tìm hiểu vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh con người trung kiên bất khuất.

     Tnú là hiện thân của vẻ đẹp cách mạng, với lồng ngực vạm vỡ, với thân hình vững chãi như cây lim cùng ý chí kiên cường bất khuất. Trong suốt những năm theo cách mạng ấy, biết bao vết thương đã chồng chất trên da thịt, thế nhưng vẫn không thể làm chùn bước ý chí khát vọng hòa bình. 

     Nhân vật Tnú từng có lần giao liên bị địch bắt, bị súng dí vào đầu, thế nhưng Tnú vẫn không hề nao núng mà kịp nuốt đi bức thư mật quan trọng. Dù cho vô số những vết dao tra tấn chém trên lưng, Tnú vẫn không hé răng khai một lời. Tnú bị địch bắt giam nhưng vẫn tìm được cách vượt ngục để trở về với cách mạng. Không hề e dè trước bao sự tra tấn đáng sợ ấy, Tnú trở về để tiếp tục chiến đấu. Trải qua càng nhiều những đớn đau, ý chí càng được hun đúc thêm vững vàng.

     Do đó, việc tìm hiểu vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú, chính là đi sâu phân tích những khía cạnh tâm hồn đẹp đẽ như vậy. 

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong những mối bi kịch của gia đình

     Mối bi kịch gia đình chính là chi tiết bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú. Trở về từ ngục tù của kẻ thù, những tưởng Tnú sẽ có được hạnh phúc bên Mai cùng đứa con nhỏ – động lực để anh hoạt động cách mạng hăng say và quyết liệt hơn bao giờ hết.

     Thế nhưng, tội ác chiến tranh nào có tha cho một ai. Tnú mạnh mẽ là thế, oai hùng là thế vậy mà vẫn không cứu được mẹ con Mai trước lưỡi hái cay nghiệt của kẻ thù. Tnú không những không cứu được vợ, không cứu được con, đau đớn đến chết lặng khi chứng kiến họ bị giết hại trước mắt mình mà chính bản thân anh cũng trở thành nạn nhân của sự bạo tàn ấy.

     Chúng đã dùng chính nhựa xà nu – loài cây quen thuộc của bản – để đốt đi những đầu ngón tay Tnú. Ngọn lửa ấy bốc lên như một minh chứng tàn bạo của tội ác chiến tranh, của cái gọi là “nhân đạo” đầy mỉa mai và phù phiếm. Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú chỉ cần với hình ảnh đắt giá này, thật đáng cho người đọc thấy xót xa mà đầy ngưỡng mộ.

     Ngọn lửa ấy cũng làm rõ một chân lý rằng: Có ý chí, có lòng căm thù, có quyết tâm nhưng tay không thì vẫn không thể nào có một một kháng chiến thắng lợi. Chúng ta đoàn kết nhưng chúng ta vẫn phải cần vũ khí.

     Qua vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú, chúng ta có thể thấy được bút pháp lãng mạn và giàu tính lý tưởng của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Hình tượng nhân vật Tnú là biểu tượng cho những phận người ở làng Xô-man nói riêng, của tất cả những ai sống dưới ách nô lệ ngày ấy nói chung.

     Có thể nói, nỗi đau của Tnú là nỗi đau chung của những con người mất nước, ý chí của Tnú chính là ý chí trung kiên của cả một buôn làng, một dân tộc. Thông qua tác phẩm, nhà văn đã làm rõ một chân lý rằng: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021