logo

Phân tích vai trò trữ lượng sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác dầu khí

Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành cơ bản và quan trọng nhất trong nền kinh tế. Là ngành cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và sinh hoạt. Là cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại và tiến bộ khoa học kĩ thuật. Lượng phân bố công nghiệp khai thác dầu khí ước tính 400-500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc,… để phân tích vai trò trữ lượng, sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác dầu khí một cách rõ hơn mời các bạn đến với nội dung sau đây!


1. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

- Cơ cấu công nghiệp được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành công nghiệp lớn nhỏ:

- Nhóm công nghiệp khai thác (than, dầu khí, quặng kim loại, khai thác đá và các mỏ khác).

- Nhóm công nghiệp chế biến (sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất thuốc -Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

- Nhóm công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự dịch chuyển rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới. Nhờ ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, cơ cấu công nghiệp thay đổi:

- Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp có kĩ thuật hiện đại (như các ngành cơ khí chế tạo thiết bị điện tử, hàng không, vũ trụ…) công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…

- Công nghiệp sản xuất vật liệu mới không ngừng tăng lên.

- Các ngành đòi hỏi sự chính xác, hàm lượng tri thức cao ngày càng được chú trọng phát triển.


2. Phân tích vai trò trữ lượng, sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác dầu khí?

a. Vai trò công nghiệp khai thác dầu khí

Được coi là “vàng đen", dầu mỏ cùng với các loại khí đốt đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu. Đây cũng là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa dầu mỏ cũng được sử dụng trong công nghiệp hoá dầu để sản xuất các chất dẻo và nhiều sản phẩm khác.

Phân tích vai trò trữ lượng sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác dầu khí

- Dầu mỏ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên trời cho này.

- Hiện nay, trong cán cân năng lượng, dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất so với các dạng năng lượng khác. Cùng với than đá, dầu mỏ cùng các loại khí đốt khác chiếm tới 90% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.

- Cung cấp cơ hội nghề nghiệp cho dân số Việt Nam và các nước khác.

- Đối với nước ta, vai trò và ý nghĩa của dầu khí nói chung trong đó có dầu mỏ càng trở nên quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không chỉ là vấn đề thu nhập kinh tế đơn thuần, trong những năm qua dầu mỏ đã góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định nước nhà trong những năm đổi mới đất nước.

b. Trữ lượng, sản lượng và phân bố của công nghiệp khai thác dầu khí

Trên thế giới, dầu mỏ đã được bắt đầu khai thác từ thế kỷ 19 ở 3 nước là Mỹ, Nga và Rumani. Đến đầu thế kỷ 20, dầu mỏ được khai thác ở 20 quốc gia, nhưng tập trung chủ yếu ở 3 nước: Mỹ, Venezuela và Nga. Đến năm 1940, dầu mỏ đã được khai thác ở hơn 40 quốc gia và tập trung chủ yếu ở Mỹ, Liên Xô, Venezuela và Iran. Số quốc gia khai thác dầu mỏ năm 1970 đã tăng lên 60 và đến cuối năm 1990 là 95.

Sản lượng khai thác dầu thô trong 30 năm gần đây của thế giới đã đạt 114,3 tỷ tấn, với qui mô hàng năm đã tăng từ 3,177 tỷ tấn/1990 lên 4,437 tỷ tấn/2019.

Công nghiệp khai thác dầu mỏ tập trung ở các nước giàu tài nguyên dầu mỏ như khu vực Trung Đông, khu vực Bắc Phi, Nga, Trung Quốc.

>>> Xem thêm: Phân tích điều kiện và hiện trạng phát triển công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta


3. Vai trò của ngành Dầu khí Việt Nam

- Dầu khí là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, đóng góp lớn cho sự phát triển của Việt Nam. Ngành Dầu khí nói chung và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) nói riêng luôn có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng trong tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam.

- Trong những năm qua, PVN luôn duy trì vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước. Trong khi khối doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 42% GDP của cả nước, riêng PVN đã chiếm khoảng 16 - 18% GDP, mức cao nhất so với cả nước trong giai đoạn 2008 – 2015.

- Về đóng góp ngân sách: trước khi PVN có nhà máy lọc dầu, tổng thu hàng năm từ dầu thô luôn mang lại trên 20% tổng thu ngân sách. Sau đó, tỷ lệ thu từ dầu thô bình quân cho giai đoạn 2009-2013 đạt bình quân ở mức 13,6%, đến năm 2014 mặc dù có sự suy giảm giá dầu trong những tháng cuối năm, tuy nhiên nguồn thu từ dầu thô vẫn chiếm tỷ trọng 12,1% trong năm 2014. Do ảnh hưởng của sụt giảm mạnh của giá dầu trong năm 2015, con số này chỉ còn ở mức 62,4 nghìn tỷ đồng và đóng góp 7,1% tổng ngân sách Nhà nước.

Trước năm 2014, nếu không kể ngành Dầu khí, thu từ ngân sách của tất cả các doanh nghiệp nhà nước còn lại chỉ chiếm khoảng 15-16%, mức đóng góp của PVN cũng cao hơn rất nhiều so với đóng góp từ tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.

- Về doanh thu hợp nhất: mặc dù chứng kiến sự biến động giá dầu khó lường vào cuối năm 2008 và khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2009, doanh thu hợp nhất của PVN vẫn có sự tăng trưởng và phát triển. Đến năm 2012, doanh thu hợp nhất của PVN tăng 12% so với năm 2011 đạt 363 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị nộp ngân sách đạt 186,3 nghìn tỷ đồng chiếm 24,4% tổng thu ngân sách của cả nước. Năm 2013 doanh thu hợp nhất của toàn Tập đoàn tăng 7% so với năm 2012, đạt 390 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước tăng thêm 9.100 tỷ đồng.

Từ cuối năm 2014, do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm giá dầu, doanh thu hợp nhất giảm 6% trong năm 2014 còn 366 nghìn tỷ đồng và tiếp tục giảm 15% trong năm 2015. Doanh thu hợp nhất của PVN đạt 311 nghìn tỷ đồng và đóng góp 115,1 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong năm 2015.

------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn phân tích vai trò trữ lượng sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác dầu khí. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/06/2022 - Cập nhật : 14/06/2022