Câu trả lời chính xác nhất là: Nhật Bản là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á, là một phần của vành đai lửa và trải dài trên một quần đảo bao gồm 6852 đảo nhỏ. Kinh tế Nhật Bản rất vững mạnh, được coi là một trong ”4 con rồng Châu Á”. 4 vùng kinh tế Nhật Bản gắn với bốn đảo lớn gồm đảo Hôn-su, Kiu-xiu, Xi-cô-cư và Hô-cai-đô. Và để hiểu rõ hơn về 4 vùng kinh tế này, hãy đọc bài viết dưới đây của Top lời giải nhé!
Nhật Bản là quốc gia quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, dân cư cần cù. Từ giữa thập niên 50 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển thành một cường quốc kinh tế.
- Hôn-su là hòn đảo lớn và nổi tiếng nhất Nhật Bản, là hòn đảo có nền kinh tế phát triển và là địa điểm du lịch nổi tiếng.
- Đặc điểm kinh tế đảo Hôn-su
+ Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất. Đảo Hôn-su là đảo có dân số lớn thứ 2 trên thế giới
+ Kinh tế phát triển nhất do nơi đây dân số tập trung đông đúc, có tất cả 34 tỉnh thành bao gồm cả thủ đô Tokyo. Có thể nói ¾ thành phố lớn nước này đều tập trung ở đảo này. Ngoài ra những trung tâm văn hóa nổi tiếng, những khu công nghiệp lớn và các hoạt động thương mại dịch vụ đều tập rung ở đây. Do đó nơi đây kinh tế rất phát triển
+ Các trung tâm CN lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Ô-xa-ca, tạo nên chuỗi đô thị.
Kyushu là một trong chín vùng địa lý và cũng là một trong bốn đảo chính của nước Nhật Bản. Kyushu nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản. Đây là nơi sinh thành của nền văn minh Nhật Bản.
- Đặc điểm kinh tế đảo Kiu-xiu
+ Với tổng diện tích lên đến 13.761 dặm vuông thì Kyushu hiện nay chính là hòn đảo lớn thứ 3 tại Nhật Bản. Đây là hòn đảo nằm ở phía nam của hoàn đảo Honshu với 12.970.479 người dân đang sinh sống được thống kê năm 2016. Do đây là một vùng đất nằm ở phía tây của Nhật Bản thì Kyushu có khí hậu cận nhiệt đới giúp cho những người dân tại nơi đây có thể có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm công nghiệp khác nhau như chè, khoai lang, gạo, thuốc lá và đậu nành.
+ Kyushu có khí hậu Cận nhiệt đới, dễ dàng nhận biết nhất là ở Miyazaki và Kagoshima. Các sản phẩm nông nghiệp chính tại đây là Gạo, Trà, Thuốc lá, Khoai lang, Đậu nành và sản phẩm được sản xuất nhiều là Lụa. Hòn đảo còn nổi tiếng với các nghề làm Gốm, phải kể đến như Arita, Imari, Satsuma, và Karatsu. Ngành công nghiệp nặng được tập trung chủ yếu phía Bắc xung quanh các vùng Fukuoka, Kitakyushu, Nagasaki, Oita bao gồm ngành sản xuất ô tô, hóa chất, chất bán dẫn, sản xuất kim loại,…
Trong 4 hòn đảo chính của Nhật Bản thì Shikoku là hòn đảo có diện tích nhỏ nhất với 7.260 dặm vuông. Khu vực này được hình thành từ nhiều hòn đảo chính khác nhau với cũng như những hòn đảo xung quanh của chúng.
- Đặc điểm kinh tế đảo Xi-cô-cư:
+ Hòn đảo này có một khí hậu ôn hòa nhiệt đới. Trái cây được trồng nhiều ở miền bắc và nông nghiệp có mặt tại các vùng đồng bằng ven biển. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.
+ Khai thác quặng đồng cũng là một trong những kinh tế lớn ở đây
+ Trung tâm Công nghiệp của đảo là Cô-chi.
Nằm trong 4 vùng kinh tế Nhật Bản Hokkaido cũng chắc chắn sẽ là cái tên nhiều người biết đến khi nhắc tới các đảo lớn tại Nhật. Đây là hòn đảo lớn thứ 2 của Nhật Bản với tổng diện tích của Hokkaido là 32.221 dặm vuông.
- Đặc điểm kinh tế đảo Hô-cai-đô:
+ Hokkaido là khu vực lạnh giá nhất Nhật Bản nhưng không vì thế mà nông sản tại đây khan hiếm. Thực tế thì sản lượng nông sản ở Hokkaido đứng thứ 5 ở Nhật với nhiều loại: Củ cải đường, sữa tươi, bí ngô, đậu tương, lúa mì, hành tây, thịt bò, ngô… Ngoài nông nghiệp và lâm nghiệp cũng rất phát triển vì tỉnh có 22% diện tích là rừng.
+ Về nghề biển do có bốn mặt giáp biển cùng với rất nhiều khu vực có khí hậu đặc biệt khiến cho Hokkaido trở thành khu vực đánh bắt, nuôi trồng thủy & hải sản lớn nhất ở Nhật Bản. Các khu chợ cá tại Hokkaido luôn là nơi nhộn nhịp vào buổi sáng và cũng là nét đặc trưng tại khu vực này.
+ Ngoài nông nghiệp & thủy sản, Hokkaido còn khá phát triển với các ngành công nghiệp như sản xuất bia, bột giấy… Ngành dịch vụ cũng là một trong những thế mạnh của vùng, đóng góp nửa thu nhập quốc nội của tỉnh Hokkaido.
+ Mặc dù hokkaido có một số ngành công nghiệp nhẹ (đáng chú ý nhất là các ngành nghiền bột giấy, sản xuất bia) hầu hết dân cư tại đây làm việc trong ngành dịch vụ. Năm 2001, ngành dịch vụ và công nghiệp không khói đóng góp hơn ¾ trong Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của tỉnh.
+ Tuy nhiên, nông nghiệp và các ngành công nghiệp mới chính là những ngành có vai trò lớn trong kinh tế Hokkaido. Hokkaido chiếm gần ¼ đất trồng trọt của Nhật Bản. Tỉnh đứng thứ 5 về sản lượng nông sản, gồm lúa mì, đỗ tương (đậu nành), khoai tây, củ cải đường, hành tây, bí ngô, ngô, sữa tươi và thịt bò. Hokkaido cũng chiếm 22% diện tích rừng của Nhật Bản với ngành lâm nghiệp phát triển. Tỉnh cũng là địa phương đứng đầu trong cả nước về sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy mà Hokkai là một tỉnh khá là quen thuộc với nhiều bạn Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong những ngành nghề về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi trang trại…
>>> Xem thêm: Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945?
-------------------------------
Trên đây là một số kiến thức về 4 vùng kinh tế Nhật Bản. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!