logo

Phân tích vai trò của công nghiệp thực phẩm

Câu trả lời đúng nhất: Ngành công nghiệp thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là thúc đẩy xuất khẩu, làm tăng giá trị sản phẩm, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống. Là nguyên liệu chủ yếu cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản từ đó giúp thúc đẩy công nghiệp phát triển. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về ngành công nghiệp thực phẩm và phân tích vai trò của công nghiệp thực phẩm trong nội dung dưới đây!


1. Ngành công nghiệp thực phẩm là gì?

Công nghệ Thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực thực phẩm. Bao gồm nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, kiểm tra, đánh giá sản phẩm thực phẩm.

Những năm gần đây, ứng dụng của công nghệ thực phẩm trong đời sống sản xuất rất đa dạng. Bao gồm đồ ăn, đồ uống, thực phẩm chức năng, dược phẩm… Đặc biệt là tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người ngày càng được đề cao. Bởi vậy, công nghệ thực phẩm là ngành học liên quan đến mọi lĩnh vực về thực phẩm. Bao gồm quá trình chế biến, bảo quản, đánh giá, nghiên cứu sản phẩm thực phẩm. Và một phần trong đó có bảo vệ sức khỏe con người.

Phân tích vai trò của công nghiệp thực phẩm

Công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt

Hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã có sự phát triển và thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, gồm một số ngành chính như sau:

- Rượu – bia – nước giải khát;

- Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;

- Dầu thực vật;

- Công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm;

- Chế biến bột và tinh bột;

- Công nghiệp sản xuất thuốc lá;…

>>> Xem thêm: Đâu không phải là sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm?


2. Phân tích vai trò của công nghiệp thực phẩm

Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành cung cấp các nhu yếu phẩm về ăn uống của con người. Vì thế, nó sẽ bao gồm rất nhiều ngành như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… Khi công nghiệp thực phẩm phát triển, nó cũng giúp cho các ngành khác mà đặc biệt là nông nghiệp phát triển theo. Đây được coi là ngành mũi nhọn trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội chung của đất nước, cụ thể:

– Về xã hội: thúc đẩy ngành công nghiệp hóa nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho người dân.

– Về kinh tế: cung cấp nhiều mặt hàng về xuất khẩu chủ lực như thủy hải sản, gạo, cà phê, cao su,… nhằm mang lại nguồn thu về ngoại tệ lớn. Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Ngoài ra, ngành công nghiệp thực phẩm còn đẩy mạnh sự phát triển cho các ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng, cùng với các ngành nghề khác như: chăn nuôi gia súc, chuyên canh cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhằm cung cấp cho ngành công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.

>>> Xem thêm: Trình bày các phương pháp bảo quản thực phẩm


3. Đặc điểm ngành công nghiệp thực phẩm nước ta

Ngoài cơ hội lớn tại thị trường trong nước, việc Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN và trở thành thành viên của WTO đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến nói riêng. Quá trình hội nhập tác động rất lớn đến các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm. Ngành công nghiệp thực phẩm đã mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác với nước ngoài. Mặt khác, tận dụng mọi ưu thế do các hiệp định hợp tác quốc tế mang lại, đồng thời để nâng cao năng lực canh tranh trên thị trường quốc tế, bảo đảm thực hiện các cam kết, ngành công nghiệp thực phẩm đã không ngừng đổi mới, nhiều cơ sở được xây dựng, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, cải tiến và nâng cao trình độ quản lý (đa dạng hóa hình thức sở hữu, từng bước cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...), sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, thay thế các sản phẩm nhập khẩu, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu.


4. Câu hỏi trắc nghiệm về thực phẩm

Câu 1: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản:

A. Thóc, ngô.

B. Khoai lang tươi.

C. Hạt giống.

D. Sắn lát khô.

Đáp án: A. Thóc, ngô.

Câu 2: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là

A. Giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.

B. Tránh đông cứng rau, quả.

C. Tránh lạnh trực tiếp.

D. Tránh mất nước.

Đáp án: D. tránh mất nước.

Câu 3: Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình:

A. Chế biến rau quả.

B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.

C. Chế biến xirô.

D. Bảo quản rau, quả tươi.

Đáp án: B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.

Giải thích: Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình: Bảo quản lạnh rau, quả tươi. – SGK trang 130

Câu 4: Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản

A. Hạt giống.

B. Củ giống.

C. Thóc, ngô.

D. Rau, hoa, quả tươi.

Câu 5: Loài sinh vật nào thường gây hại củ khoai lang?

A. Gián

B. Bọ xít

C. Bọ rùa

D. Bọ hà

Đáp án: D. Bọ hà

----------------------------

Trên đây Top lời giải đã phân tích vai trò của công nghiệp thực phẩm và một số kiến thức về ngành công nghiệp thực phẩm. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/06/2022 - Cập nhật : 25/11/2022