logo

Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ học sinh giỏi

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ học sinh giỏi. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp nâng cao, chi tiết từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh chuyên văn. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ học sinh giỏi - Bài mẫu

   Tô Hoài được biết đến là một nhà văn lớn với một sự nghiệp sáng tác tính đến nay đã già hơn nửa thế kỷ. Là chủ nhân của hàng trăm đầu sách và hàng nghìn bài báo với nhiều thể loại vô cùng đa dạng. Vào những năm 1953 đến 1954 ông được biết đến nhiều với tập truyện Tây Bắc gồm 3 tác phẩm: "Cứu nước cứu mường", "Mường Giơn" và "vợ chồng A Phủ". Trong đó thì vợ chồng A Phủ chính là linh hồn của tập truyện.  Tác phẩm để lại những ấn tượng khó quên cho bạn đọc, nhưng có lẽ tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ chính là một trong những nút thắt khiến cho tác phẩm trở nên đặc sắc hơn.

  Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được viết năm 1952, in trong tập truyện Tây Bắc. Là kết quả của chuyến đi thực tế kéo dài 8 tháng, sống với đồng bào dân tộc thiểu số. Câu chuyện xoay quanh một cô gái tên Mị, người dân tộc Mèo, xinh đẹp, nết na, thùy mị và quá trình giải cứu bản thân cũng như người khác khỏi cường quyền, thần quyền và tiền quyền. Cũng trong tác phẩm ấy có một nhân vật cũng đáng chú ý đó chính là A Phủ - một chàng thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng, chăm chỉ nhưng cũng có một số phận giống như Mị. Phải ở nhà lý thống Áp Tra làm việc như trâu như ngựa để gạt nợ. Thế nhưng do sơ suất đã để mất bò và phải chịu bị trói đứng cả ngày lẫn đêm, từ ngày này qua ngày khác trên cột.

Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ học sinh giỏi

    Đọc qua tác phẩm ta thấy Mị là một người con gái xinh đẹp và đầy tài năng của chốn rừng núi Tây Bắc. Thế nhưng vì món nợ của cha mẹ đang bị  thống lý Pá Tra bắt về làm dâu để gạt nợ. Cuộc đời của Mị từ đó trở nên cực khổ hơn bao giờ hết, nàng làm việc như một nô lệ cho nhà thống lý.

    Và rồi vào đêm xuân tình năm ấy, Mị đã có những thay đổi trong hành động cũng như cảm xúc tâm hồn. Đêm hôm ấy Mị đã uống rượu men rượu từ từ ngấm vào người chính tiếng sáo gọi bạn ở đầu làng đã thúc đẩy ham muốn được tự do của Mị. Mị mặc đồ đẹp để đi chơi ... Thế nhưng vừa lúc ấy, A Sử đã ngăn chặn ý định của Mị bằng việc trói đứng Mị cả đêm ở cái cột trong buồng. Dù vậy thì Mị vẫn nhớ đến tiếng sáo, tiếng sáo ấy gợi lại những kỉ niệm tươi đẹp một thời. Khi mà Mị còn là một cô thiếu nữ xinh đẹp được bao nhiêu chàng trai theo đuổi.... Lúc này Mị bỗng cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến cái chết cảm giác được toàn thân đang đau đớn đây chính là khát vọng sống mãnh liệt trong tâm hồn Mị, khát vọng ấy bắt đầu được thức tỉnh.

    Sáng hôm sau Mị tỉnh dậy được chị dâu mở trói và biết được rằng chồng mình bị đánh toác đầu. A Phủ bị xử kiện vì tội ấy nên phải bồi thường một 100 bạc trắng nhưng vì không có bạc nên phải làm người ở ở nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Thế nhưng một hôm A Phủ sơ suất để hồ bắt mất một con bò nên bị trói đứng vào cột mấy ngày mấy đêm liền.

    Trước hoàn cảnh của một con người bị đày đọa như thế, Mị lúc đầu vẫn dửng dưng, vô cảm, thờ ơ không quan tâm đến sống chết của A Phủ. Mị không quan tâm những gì đang diễn ra trong những đêm đầu Mị chỉ thản nhiên thổi lửa hơ tay, tâm hồn Mị như tê dại đi không còn phản ứng với mọi chuyện nữa. Đêm ấy bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau vẫn ra bếp sưởi lửa như không có việc gì xảy ra. Mị đã vô cảm, thờ ơ đến tàn nhẫn mất đi tình thương vốn có của một người phụ nữ "nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Chỉ còn biết ở cùng với ngọn lửa, nàng sợ trong những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn bếp lửa vô cùng quan trọng với Mị nếu không có nó Mị cũng chết héo.

    Có một nhà phê bình đã từng nói rằng: "khi tình yêu thương chạm vào trái tim thì cho dù sỏi đá cũng thành châu lệ". Quả đúng như vậy, vào tối hôm đó, lúc bếp lửa sáng lên, Mị nhìn thấy được giọt nước mắt của A Phủ lấp lánh bò xuống 2 gò má đã xám lại. Giọt nước mắt ấy chạm đến trái tim băng giá của Mị khiến nó tan chảy. Mị nhớ lại đến cuộc đời đau khổ của mình nhớ lại đêm đêm năm trước A Phủ cũng đã cho mình như vậy Mị đã khóc rất nhiều những giọt nước mắt rơi xuống nhưng cũng chẳng lau đi được. Những suy nghĩ ấy hiện lên trong đầu Mị khiến Mị cảm thấy phẫn nộ, căm tức nhà thống lý Pá Tra. Mị nhận ra được sự độc ác ngang tàn của chúng nó: "người ta chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết". Đây là những chuyển biến đầu tiên trong tâm trạng của Mị.

    Nhận thấy được sự bất công sự độc ác đến cùng cực của nhà Pá Tra, Mị xót thương cho thân phận của A Phủ, Mị thương A Phủ không đáng phải chết. Mị tưởng tượng " lúc A Phủ trốn được, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là mình cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy." Mị cũng sợ lắm sợ phải chết trên cái cột ấy song tình yêu thương ấy đã trở nên to lớn hơn bao giờ hết. Nó lớn hơn cả cái chết. Mị không còn cảm thấy sợ cái chết nữa, Mị trở nên mạnh mẽ hơn trở thành anh hùng tiến lên cởi trói cho A Phủ và thì thào một tiếng "đi ngay" bất chấp tính mạng của bản thân sẽ gặp phải nguy hiểm. Có lẽ lúc này lòng trắc ẩn, tình yêu thương trong trái tim Mị đã chiến thắng được nỗi sợ trong lòng, chiến thắng được cái chết. Mị đã phản kháng, nhận thức được thân phận của bản thân mình và dám đứng lên chống lại cường quyền thần quyền và tiền quyền.

Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ học sinh giỏi

    Sau khi cởi trói cho A Phủ, Mị đứng lặng trong bóng tối. Câu văn tách riêng một dòng nằm chơi vơi giữa những câu chữ ngổn ngang. Ẩn sâu trong câu văn đó chính là một quá trình đấu tranh tâm lý vô cùng khắc nghiệt: sống hay chết, đi hay ở và cuối cùng Mị đã chọn chạy vụt ra, lao nhanh và cùng với A Phủ bỏ trốn. Cứu A Phủ cũng chính là cứu rỗi tâm hồn Mị, cứu rỗi cuộc đời của Mị. Mị thực sự đã phản kháng muốn đứng lên đấu tranh làm chủ số phận của mình, đây chính là một biểu hiện rất rõ nét cho khao khát được tự do cho ham muốn được sống. Có thể nói đây là một hành động mang tính bản năng hơn một hành động táo bạo vô cùng dứt khoát. Nhưng thể hiện được một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của một người con gái ở chốn rừng núi Tây Bắc

    Qua tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ ta thấy được những nét chuyển biến trong tâm hồn Mị từ vô cảm thờ ơ đến sự trỗi dậy của tình thương trong tâm hồn. Hơn cả là một sức sống dữ dội mạnh mẽ và ẩn sâu trong người phụ nữ bị đày đọa từ tinh thần đến thể xác. Phải có tình yêu mãnh liệt và niềm tin tuyệt đối vào con người thì nhà văn mới có được một cái nhìn nhân đạo như vậy. Tác giả đã miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị rất tự nhiên chân thật và hợp lý. Tô Hoài đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị- một nhân vật có sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong gương mặt vô hồn. Đây được xem là: "một nhân vật thành công nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam", đem lại một ấn tượng sâu sắc không bao giờ quên đối với người đọc, người nghe. 

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ học sinh giỏi do Toploigiai sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 11/08/2022 - Cập nhật : 11/08/2022