logo

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình | Văn mẫu 12 hay nhất

       Nguyễn Thi không phải người con của quê hương Nam Bộ nhưng được mệnh danh là nhà văn của nhân dân Nam Bộ. Quá trình gắn bó lâu dài, sự am tường, thấu hiểu về mảnh đất, con người nơi đây đã giúp Nguyễn Thi khắc họa thành công các nhân vật mang tính Nam Bộ rõ nét. Đến với các nhân vật của Nguyễn Thi người đọc khó có thể quên các nhân vật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.

       Tác phẩm bắt đầu với câu chuyện của một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống Cách mạng với những người con ưu tú vừa kế thừa, vừa phát huy truyền thống của cha anh, đưa truyền thống của gia đình vào biển lớn mênh mông của tình yêu Tổ quốc. Đầu tiên là nhân vật Chiến mang vẻ đẹp trẻ trung khỏe khoắn của người con gái Nam Bộ. Chiến già dặn hơn lứa tuổi rất nhiều, biết chăm lo quán xuyến việc gia đình. Chiến liệu việc y hệt má. Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, Việt đã không dưới ba lần thấy chị mình giống in như má vậy. Điều mà Nguyễn Thi muốn khẳng định, trong thời điểm thiêng liêng, lúc quyết định lên đường hình ảnh người mẹ sống hơn bao giờ hết trong lòng những đứa con “Má biến theo con đom đóm trên nóc nhà, hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắng mặt”. Chú Năm nhìn cháu thiệt lâu và nói: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn, thì việc nước nó mở được rộng. Gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây giờ kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. Đó là niềm tin của những người đi trước gửi gắm thế hệ sẽ tiếp bước theo sau. Chiến khát khao cầm súng chiến đấu để trả thù cho ba, mẹ, quê hương. Việc Chiến cùng Việt khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm đã khẳng định Chiến cũng như em trai của mình đã ý thức rất rõ về trách nhiệm của mình, tấm lòng yêu nước, sự căm thù quân giặc, quyết tâm trả thù cho cha mẹ. Bằng nghệ thuật dựng chân dung nhân vật độc đáo Nguyễn Thi đã tạo nên một phong cách mới lạ.

       Cùng với Chiến, Việt hiện lên với tất cả ngây ngô, lộc ngộc của trẻ nhỏ. Đêm trước ngày tòng quân, Chiến nói với em những lời trang nghiêm thì Việt lại coi những việc đó là do má dặn chị rồi. Trong mỗi giấc mơ, người Việt nhớ đến đầu tiên là má. Trong việc tranh giành với chị Chiến để đi tòng quân, “bộ mình chị biết đi trả thù à” không chỉ đơn thuần là sự hồn nhiên mà còn niềm khát khao chiến đấu để trả thù cho ba mẹ, quê hương.

       Hình ảnh Việt cùng chị Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm đã khẳng định Việt cũng như chị gái của mình đã ý thức được trọng trách của mình để quyết tâm trả thù cho gia đình, quê hương. Có yêu thương, có căm thù, có mất mát nhưng có cái vĩnh hằng, cũng có yếu tố tâm linh...

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình | Văn mẫu 12 hay nhất

       Truyện ngắn vừa sâu sắc, vừa hấp dẫn với tình huống truyện hấp dẫn, diễn biến linh hoạt, không tuân theo trật tự thời gian. Khắc họa tính cách nhân vật đậm chất Nam Bộ: thẳng thắn, bộc trực, ngùn ngụt ngọn lửa căm thù giặc...

       Qua hồi ức của Việt khi bị thương, tác giả ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ đồng thời khẳng định: chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021