logo

Phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường

Khi làm việc, con người không những cần có chí mà còn cần cả sự hiểu biết, quyết tâm. Nếu chỉ ham làm giàu, thiếu đi bản lĩnh thì làm việc gì cũng sẽ chịu thất bại. Các em có thể thấy được ví dụ thông qua bài phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường. Mời các em cùng Toploigiai xem nhân vật này đã làm việc như thế nào.


Dàn ý Phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường

a. Mở bài:

- Giới thiệu về truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường

- Bài học mà câu truyện ngụ ngôn muốn mang đến cho mọi người

b. Thân bài:

- Tóm tắt câu truyện ngụ ngôn: Câu truyện kể về một anh chàng muốn làm giàu nên dốc hết vốn liếng để làm cày. Thế nhưng, bất kì ai góp ý anh cũng nghe theo và sửa đổi dẫn đến chiếc thì quá to, chiếc thì lại quá bé khiến anh chẳng bán được chiếc nào cả.

- Nêu cảm nhận của em về những hành động, suy nghĩ của người thợ mộc khi đang đẽo chiếc cày của mình

- Bài học của chính bản thân rút ra được thông qua câu truyện ngụ ngôn trên

c. Kết bài: Tổng kết lại những điều đã phân tích được từ phía trên


Phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường - Mẫu số 1

Những truyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam là những mẩu chuyện truyền tải nhiều câu chuyện đến người đọc về những bài học trong xã hội. Trong đó, Đẽo cày giữa đường răn dạy con người khi làm việc gì cũng phải cần có đủ quyết tâm và sự tỉnh táo. Nhân vật người thợ mộc chính là một tấm gương thể hiện bài học đó.

Phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường - Mẫu số 1

Khái quát câu chuyện kể về một người thợ mộc, anh có ước mơ làm giàu lớn. Anh dốc hết vốn liếng trong nhà mình ra để dồn vào mua gỗ, ra đường ngồi đẽo cày. Vì cửa hàng đặt ngay bên đường nên bình thường có rất nhiều người qua lại, ghé vào xem anh ta làm việc. Cũng vì vậy, 9 người 10 ý, mỗi người có một ý kiến và anh thợ mộc nghe theo tất cả. Cuối cùng, cái thì quá to, cái thì quá bé nên anh ta chẳng bán được cái nào cả. Tất cả vốn đều mất hết chỉ vì sự không sáng suốt của anh ta.

Trong truyện, chúng ta có thể thấy được sự thiếu quyết đoán của người thợ mộc. Biết nghe góp ý và sửa đổi là tốt, nhưng anh ta lại chẳng biết cân nhắc đúng sai mà cứ thế răm rắp làm theo lời người ta nói. Anh ta có chí, có cố gắng nhưng lại chẳng đủ bản lĩnh để thực hiện ước mơ làm giàu của mình. Giá mà ban đầu, anh nghe người ta nhận xét và biết cân nhắc, lựa chọn cái hay cái đúng thì kết quả đã chẳng như vậy. 

Đây cũng là một bài học đắt giá trong cuộc sống của chúng ta. Hình ảnh anh thợ mộc là đại diện cho những người chỉ biết ước mơ nhưng lại không cân nhắc đến sức lực của mình. Họ không biết cân nhắc đúng sai, ai nói cũng nghe khiến cho mọi việc trở nên mất kiểm soát. Như trong truyện, anh thợ mộc đã làm hỏng hết gỗ, số tiền mà anh ta bỏ ra coi như vứt xuống sông mà không thể thu về lợi nhuận. Nếu chúng ta cứ nghe theo người khác, không những không thể đáp ứng được hết ý của người ta mà còn làm cho bản thân trở nên càng sai hơn trước. 

Nhân vật anh thợ mộc và câu chuyện Đẽo cày giữa đường đã cho chúng ta một bài học đắt giá về sự bản lĩnh, học từ cái sai để ngày càng trở nên hoàn hảo hơn.


Phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường - Mẫu số 2

Khi làm bất cứ việc gì đi nữa, nếu không có lòng tin vào bản thân thì chúng ta chẳng thể nào thành công được. Câu nói này đã được người xưa chứng minh trong câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Nhân vật anh thợ mộc đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

Trong truyện, nhân vật anh thợ mộc có tham vọng làm giàu, vậy nên lấy hết vốn liếng trong nhà đi mua gỗ về đẽo cày. Anh mở một cửa hàng ở ngay trên mặt đường, có rất nhiều người qua lại. Vậy nên không tránh khỏi người ta đến xem rồi đưa ra ý kiến về những sản phẩm. Anh làm theo hết các ý của mọi người, nhưng cuối cùng tất cả sản phẩm đều hỏng hết vì cái quá to cái lại quá bé.

Xét đến nhân vật anh thợ mộc, ta có thể thấy anh là người có ước mơ, có lý tưởng làm giàu. Khi mọi người góp ý, anh không bảo thủ và sẵn sàng lắng nghe. Có chí nhưng anh lại chẳng có chính kiến của riêng mình. Anh nghe theo lời của tất cả mọi người, nhưng lại không biết chọn lọc đưa ra cái xấu và cái tốt. Anh không nhận thấy cái cày được tạo ra không phải để hợp thẩm mỹ của những người nhận xét, mà là để mang ra ngoài đồng làm việc. Kết quả là tất cả gỗ đều bị phá hỏng, cái nhỏ quá không thể cho trâu mang, cái to quá con người không thể sử dụng được, tất cả gỗ đều hỏng hết và tiền của thì cũng theo đó không còn. 

Phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường - Mẫu số 2

Anh thợ mộc vốn không phải là một người bảo thủ, tuy nhiên anh lại quá tin người và không có ý kiến của mình mới gây ra việc như vậy. Nếu anh sáng suốt và biết suy nghĩ, biết chọn lọc những lời hay ý đẹp thì kết cục có lẽ không quá tệ như vậy. Anh có đủ ý chí, đủ tham vọng nhưng lại thiếu đi hai yếu tố cần thiết là bản lĩnh và hiểu biết. Vậy nên, sự thất bại của anh chính là tấm gương cho những người có ý tưởng học hỏi. Chúng ta có thể thất bại, có thể không hợp ý người khác nhưng phải biết chọn lọc ý kiến và biết rút kinh nghiệm từ thất bại.

Cuộc đời chúng ta như câu chuyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường, công việc là quá trình đẽo cày và thành công là một chiếc cày hoàn hảo. Vậy nên, chúng ta phải có sự quyết tâm mới làm cho thành quả trở nên chính xác.


Phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường - Mẫu số 3

Mỗi quyết định của chúng ta dù là nhỏ nhất đều luôn ảnh hưởng tới kết quả đạt được cuối cùng của mỗi công việc chúng ta làm. Câu truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường" đã đưa ra cho chúng ta một bài học lớn về việc giữ vững chính kiến của mình trước xã hội đầy rẫy ý kiến ngoài kia. Trong câu truyện trên, thì nhân vật chính - người thợ mộc đã để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm.

Câu truyện kể về một người thợ mộc với tham vọng có thể trở nên giàu có. Quyết tâm là vậy, nên anh đã dốc hết vốn liếng trong nhà để đi mua gỗ về đẽo cày. Anh mở một cửa hàng ở ngay trên mặt đường - nơi có rất nhiều người qua lại. Mỗi người đi qua lại có một ý kiến riêng của mình, cũng như vậy, mỗi khi được người qua đường góp ý, anh thợ mộc lại nghe theo và chỉnh sửa chiếc cày của mình. Thế rồi, kết quả lại thật đáng buồn làm sao khi chẳng có ai mua cày do anh ta đẽo cả bởi chiếc thì quá to, còn có chiếc lại quá bé.

Câu truyện ngụ ngôn trên vừa có yếu tố gây cười chính bởi sự phê phán anh thợ mộc không giữ vững được ý kiến của riêng bản thân mình, vừa là bài học đầy suy ngẫm dành cho những người dân của các tác giả dân gian. Anh thợ mộc là một người rất biết tiếp thu những ý kiến của người khác, nhưng anh lại thiếu hai điều là sự hiểu biết và chính kiến của bản thân mình. Bởi vậy mà anh không thể biết được lời khuyên nào là tốt đẹp và lời khuyên nào là không nên nghe theo. Nếu như anh thợ mộc vẫn quyết tâm tin tưởng vào bản thân mình có thể anh vẫn sẽ gặp phải thất bại, nhưng anh sẽ biết mình thất bại là do đâu và sửa sai lỗi lầm của mình.

Cuộc đời của chúng ta như một khúc gỗ ngay từ lúc ban đầu. Mỗi tri thức, mỗi trải nghiệm sẽ giúp cho chúng ta đẽo khúc gỗ của mình thành một chiếc cày hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ chính là người thợ mộc của chính cuộc đời mình.


Phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường - Mẫu số 4

Sự thành công đều dựa trên quyết định của mỗi chúng ta, cho dù là quyết định nhỏ nhất trong mỗi công đoạn. Câu truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường" đã đưa ra cho chúng ta một bài học lớn về việc giữ vững chính kiến của mình trước xã hội đầy rẫy ý kiến ngoài kia và nhân vật chính - người thợ mộc đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm.

Câu truyện ngụ ngôn trên kể về một người thợ mộc với tham vọng có thể trở nên giàu có. Quyết tâm làm giàu là thế, chính vì vậy nên anh đã dốc hết vốn liếng trong nhà để đi mua gỗ về đẽo cày. Anh mở một cửa hàng trên mặt đường - nơi có rất nhiều người qua lại và bắt đầu công việc của mình. Mỗi người đi qua lại có ý kiến riêng của mình, cũng chính bởi vậy, mỗi khi được người qua đường đưa ra góp ý, anh thợ mộc lại nghe theo và chỉnh sửa chiếc cày của mình. Thế rồi, kết quả lại thật đáng buồn khi chẳng có ai mua cày do anh ta đẽo cả bởi chiếc thì quá to, còn có chiếc lại quá bé.

Anh thợ mộc luôn biết tiếp thu ý kiến từ người khác, thế nhưng anh lại không biết cách chọn lọc ý kiến đó để khiến công việc của mình tốt lên. Sự thiếu hiểu biết và thiếu chính kiến của bản thân đã khiến anh thợ mộc dẫn đến sự thất bại. Nếu như anh thợ mộc vẫn quyết tâm tin tưởng vào bản thân mình có thể anh vẫn sẽ gặp phải thất bại, nhưng anh sẽ biết mình thất bại là do đâu và sửa sai lỗi lầm của mình.

Cuộc đời chúng ta giống như những khúc gỗ. Chính những tri thức, những trải nghiệm và kinh nghiệm sẽ giúp cho chúng ta đẽo khúc gỗ của mình thành những chiếc cày hoàn chỉnh.

--------------

Trên đây là bài mẫu phân tích nhân vật người thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 29/01/2023 - Cập nhật : 15/02/2024