logo

Phân tích Người ở bến sông Châu ngắn gọn kèm dàn ý

Đề tài viết về người lính sau chiến tranh là mảnh đất màu mỡ của các nhà văn nhà thơ khai thác như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Lê Lựu,... Một trong số đó không thể không nhắc đến nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh với tác phẩm Người ở bến sông Châu và nhân vật nổi bật là Dì Mây. Dưới đây là một số bài phân tích câu chuyện "Người ở bến sông Châu" được biên soạn và tổng hợp ngắn gọn, Toploigiai mời các bạn tham khảo nhé!


Dàn ý viết đoạn văn phân tích "Người ở bến sông Châu"

a. Mở đoạn

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề phân tích.

- Khái quát về đoạn trích “Người ở bến sông Châu”

b. Thân đoạn

- Hoàn cảnh dì Mây về làng và cuộc gặp gỡ đầy éo le của Dì mây với chú San: dì Mây bị mất một chân khi tham gia kháng chiến trở về, gặp chú San và biết tin chú San lấy cô giáo viên ở xóm bãi bên kia sông.

- Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó: 

+ Mọi người vui mừng khi dì Mây trở về nhưng dì cũng chỉ biết ngại ngùng tiếp đón.

+ Cuộc gặp gỡ xin nối lại tình xưa của chú San và di Mây

+ Hình ảnh dì Mây đỡ đẻ cho con của chú San với cô Thanh

+ Dì Mây không chấp nhận sự chăm sóc của chú Quang và nhận nuôi con của thím Ba.

- Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản thể hiện xoay quanh câu chuyện của dì Mây.

c. Kết đoạn

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng bối cảnh và nhân vật của tác giả.

- Nêu lên ý nghĩa thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.

Phân tích Người ở bến sông Châu ngắn gọn kèm dàn ý

Đoạn văn phân tích “Người ở bến sông Châu”


Mẫu số 1

Chiến tranh xảy ra giúp cho dân tộc ta có một nền độc lập, hòa bình như ngày hôm nay cũng để lại rất nhiều hệ lụy, đau thương, chia rẽ với số phận con người. Câu chuyện “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh nói về nỗi đau của người phụ nữ thời kì chiến tranh kết thúc, mất đi đôi chân, mất đi bạn đời và đồng đội, đó chính là cô ý tá Mây dũng cảm, nhân hậu. Bên cạnh đó cũng nói lên dấu vết bi thương lên số phận của mỗi con người. Mở đầu câu chuyện là cảnh dì Mây khoắc ba lô về Làng với một chân bị mất khi gia đình đã nhận được giấy báo tử của cô. Ngày cô trở về cũng chính là ngày chú San, người tình năm nao của cô đi lấy vợ. Anh xin cô nối lại tình xưa vì anh tưởng cô đã hi sinh trên chiến trường nên mới đi lấy vợ nhưng Mây không đồng ý vì cô thương cho số phận của mình, chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, nhân sắc, còn nhẫn tâm lấy đi cả tình yêu của cuộc đời cô. Những ngày sau đó, trái ngược với niềm vui vô bờ bến của ra đình và mọi người khi Mây trở về, tâm trạng của cô lúc nào cũng nghèn nghẹn. Khi vợ chú San đẻ cạn nước ối, chính dì Mây đã là người đỡ đẻ, xong xuôi mọi thứ Mây gục ngã xuống bàn khóc nức nở. Cô không chấp nhận lời đề nghị sẽ bù đắp cho cô suốt quãng đời còn lại của trinh sát Quang mà cô gặp trên chiến trường đã tìm về tận quê của cô. Cô chọn chăm sóc cho con của thằng Cún vì thím Ba mẹ của nó vì đun te vướng bom bi nên qua đời. Với bút pháp miêu tả tài tình cùng cách xây dựng cốt chuyện thú vị, tác giả để lại ấn tượng mạnh cho người đọc thấu hiểu được vết thương lòng của người con gái thời chinh chiến xoay quanh cuộc đời của dì Mây cũng như hiện thực về làng quê, từ đó nói lên nỗi niềm cảm thông với người phụ nữ như dì Mây hi sinh tuổi trẻ để bảo vệ tổ quốc và tinh thần đoàn kết gắn bó, yêu nước, yêu dân tộc giữa người với người.


Mẫu số 2

Câu chuyện “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh kể về nỗi đau của người phụ nữ hi sinh cả thanh xuân, tình yêu để cống hiến cho tổ quốc đó chính là cô y tá Mây với vẻ đẹp vị tha, nhân hậu. Sự việc đầu tiên là cảnh Dì mây trở về làng đúng ngày chú San đi lấy vợ, chú lấy cô giáo thanh. Biết tin cô trở về mọi người vui mừng lắm nhưng cô lại nghẹn cứng ở trong lòng. Khi chú San sang xin lỗi và muốn làm lại từ đầu với cô nhưng cô nhất quyết không đồng ý vì cuộc đời cô đã khổ đủ rồi. Từ lúc chuyển về bến sông Châu, tâm trạng của Mây buồn lắm, lúc nào cô cũng bơ vơ, thơ thẩn. Khi trạm xá được xây vì thiếu người nên Mây lại quay trở về làm công việc cũ. Trong đêm mưa tầm tã, dì Mây khoác áo mưa để đi đỡ đẻ cho vợ chú San mặc kệ dì Ba ngăn cản, xong xuôi, dì Mây gục ngã xuống bàn khóc tức tưởi, có lẽ cô khóc thương cho chính số phận bi ai của mình. Khi anh trinh sát Quang cùng làm việc với dì Mây ở chiến trường tìm về tận quê để xin được chăm sóc, bù đắp cho cô nhưng cô không đồng ý mà chọn chăm sóc cho con của thím Ba, tiếng ru của cô lúc trầm, lúc nghèn nghẹn, sau êm ái, bao la làm khuấy động sâu tận con tim của những người lính. Với cách xây dựng cốt truyện đơn giản mà lại độc đáo giúp tác giả tạo ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Bộc lộ tính cách nhân vật dì Mây hiện lên là một người có phẩm chất cao thượng, tốt đẹp. Dì Mây đại diện cho những người con gái vượt qua chiến tranh mạnh mẽ, bất khuất, ngập tràn tình thương yêu và lòng vị tha vô bờ bến. Qua đó cũng nói lên tinh thần đoàn kết, lòng yêu dân tộc nồng nàn trước những nghịch cảnh của chiến tranh để lại.

------------------------------

Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu Phân tích “Người ở bến sông Châu” do Toploigiai biên soạn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và đạt thành tích tốt trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 28/10/2022 - Cập nhật : 29/10/2022