logo

Phân tích Kiêu binh nổi loạn ngắn gọn kèm dàn ý

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh. Vậy hãy phân tích “Kiêu binh nổi loạn” để hiểu rõ hơn về sự thối nát, suy tàn đó. Dưới đây là một số bài văn mẫu được chọn lọc và tổng hợp ngắn gọn kèm dàn ý, Toploigiai rất mong sẽ giúp ích được trong quá trình học tập của các bạn.


Dàn ý viết đoạn văn phân tích “Kiêu binh nổi loạn”

a.Mở đoạn

- Giới thiệu khái quát tác giả Ngô Văn Gia Thái

- Nội dung chính của đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn”: kể về sự nổi loạn của đoàn kiêu binh hung bạo, tiến đánh phủ Trịnh, giết quận Huy và lập Trịnh Tông lên ngôi vua chúa.

b.Thân đoạn

- Tìm hiểu tác phẩm “Kiêu binh nổi loạn”

+ Những lời nịnh hót, xúi giục Trịnh Tông lên ngôi vua của những tên hạ nhân và quan thần.

+ Vũ Bằng đưa ra kế sách chiêu mộ binh lĩnh nổi loạn và nhận được sự tán thành của mọi người.

+ Tình thế bất lực, bi đát của quận Huy thể hiện qua sự nổi loạn tàn bạo của quân binh: Thấy quận Huy không thể chống trả, quân binh thừa thắng lao lên ngoắc cổ quận Huy, giết chết ngay tại chỗ

+ Sự chiến thắng của thế tử Tông: được lên làm vua chúa nhưng cũng phải thở dài ngao ngán trước hành động phá nhà phá cửa quận Huy của đoàn kiêu binh.

c.Kết đoạn

Nêu lên nét đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn”

Phân tích Kiêu binh nổi loạn ngắn gọn kèm dàn ý

Đoạn văn phân tích “Kiêu binh nổi loạn”


Mẫu số 1

Đoạn trích “Kiêu bình nổi loạn” thuộc hồi thứ hai trong tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Trí” của tác giả Ngô Gia Văn Thái kể về sự nổi loạn của đoàn kiêu binh hung bạo, tiến đánh phủ Trịnh, giết quận Huy và lập Trịnh Tông lên ngôi vua chúa. Mở đầu là cuộc trò chuyện của Thế tử Trịnh Tông với Dự Vũ và Gia Thọ. Trong tình cảnh lúc bấy giờ, lính kiêu binh phần lớn đều theo phe của Trịnh Tông nên nếu Tông bị diệt trừ thì họ sẽ mất đi một tấm bình phong vững chắc. Vậy nên từng câu nói của Dự Vũ và Gia Thọ đều mang tính xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Vũ Bằng đưa ra kế hoạch chiêu mộ kiêu binh, quyết định quyết định ngày khởi sự. Chỉ cần một hồi chống vang lên, tất cả quân lính sẵn sàng cầm binh khí tấn công vào trong phủ. Với khí thế hùng hậu, long trời lở đất, đoàn kiêu binh như đàn ngựa non háu đá tiến đánh thẳng vào phủ. Vì sự chủ quan của quận Huy đã là cơ hộ cho kiêu binh thừa thắng xông lên, ngoắc cổ quận Huy, giết chết ngay tại chỗ. Tất cả sự nổi loạn đó hiện lên một cách tàn bạo, sống động. Sự bất lực thảm hại của phe quần Huy thể hiện rất rõ, hai anh em quận Huy bị giết nhanh chóng. Tuy tình thế thắng lợi, Trịnh Tông lên ngôi với tâm thế bất lực, ngao ngán trước hành động mất kiểm soát của đoàn kiêu binh. Với bút pháp tả thực kết hợp sử dụng tư liệu cụ thể về tính cách các nhân vật, sự việc, tất cả sự nổi loạn đó hiện lên một cách tàn bạo, sống động. Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn”thể hiện sự thối nát của phủ Chúa Trịnh và sự căm phẫn, nổi loạn của đoàn kiêu binh đối với cách làm của chú Trịnh và quận Huy.


Mẫu số 2

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” của tác giả Ngô Gia Văn Thái nói về sự thối nát của phủ Trịnh và sự nổi dậy của kiêu binh vì căm ghét, phẫn nộ với cách làm của chúa Trịnh và quận Huy.Bối cảnh đầu tiên là cuộc nói chuyện giữa Thế tử Trịnh Tông với Dự Vũ, Gia Thọ.Hai người họ xúi giục Trịnh Tông làm phản: “Lòng người như thế nếu lấy nghĩa khí mà hành động... thì mọi việc ắt thành”. Đội quân binh lính hăng hái đến họp bàn thế trận, lúc đó Vũ Bằng đưa ra kế sách của mình và được mọi người đồng tình ủng hộ:“Chỉ sợ anh em không cùng một bụng thôi...Vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.Đám kiêu binh nổi loạn, ngang tàn xông thẳng vào phủ giết và đốt phủ của quận Huy. Sau cái chết của quận Huy, quân lính vui mừng phò thể tử Tông lên làm chúa. Nhưng bi đát thay, Trịnh Tông ngồi lên ngai vàng với tâm thế bất lực bởi Trịnh Tông lên ngôi chẳng khác gì bù nhìn,hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.Bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả ấn dấu sự mỉa mai và xót thương cho đất nước trước tình cảnh thối nát dưới ách đô hộ chính quyền chú Trịnh và sự căm thù, khinh miệt của đoàn kiêu binh nổi loạn.

------------------------------

Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu Phân tích “Kiêu binh nổi loạn” do Toploigiai biên soạn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và đạt thành tích tốt trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/10/2022 - Cập nhật : 29/10/2022