logo

Phân tích Muối của rừng Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Rừng xanh là đại diện cho thiên nhiên, đại diện cho lá phổi sống của con người. Sống trong đó là vô vàn các loài động vật, các loài mà có linh trí không kém gì con người. Vậy mới nói, khi sinh ra ai cũng có lòng trắc ẩn với động vật, bởi chúng như một người bạn của con người. Dưới đây, mời các em cùng tìm hiểu về lòng trắc ẩn đó thông qua bài phân tích Muối của rừng cùng Toploigiai nhé!


Dàn ý Phân tích Muối của rừng

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Huy Thiệp (những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Muối Của Rừng (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,...)

Thân bài:

- Hình ảnh ông Diểu vào rừng săn thú và bắn được một con khỉ đực

- Sự thức tỉnh của ông trước thiên nhiên

- Hình ảnh đẹp về gia đình khỉ đực và khỉ cái

- Ông Diểu động lòng trắc ẩn và cứu sống khỉ đực

- Sự xuất hiện đẹp đẽ thiên nhiên mang lại với loài hoa mang đến may mắn

Kết bài: Khẳng định lại nội dung, nét đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó nhắc nhở con người phải biết bảo vệ và yêu thiên nhiên

Dàn ý Phân tích Muối của rừng

Phân tích Muối của rừng

    Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có rất nhiều những đóng góp trong công cuộc đổi mới nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Ông có một kho tàng những truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” sáng tác năm 1986. Tác phẩm là sự đấu tranh của cái thiện và cái ác, để rồi lòng trắc ẩn và lương thiện hiện lên thật đẹp đẽ

    Tác phẩm là quá trình đi săn của ông Diểu theo trình tự thời gian từ lúc ông lên núi săn mồi đến lúc trở về. Ông Diểu đã nhắm trúng và bắn con khỉ đực. Nhưng khi khỉ bố ngã xuống đất, cả đàn khỉ hỗn loạn chạy đi thì ông Diểu lại lo lắng và sợ hãi. Đây là lúc lương tâm của ông trỗi dậy, ông thấy như mình đang làm điều ác. Hình ảnh con khỉ cái quay lại cứu khỉ đực, ông coi đó là một điều giả dối rồi dọa khỉ cái chạy đi. Nhưng khỉ cái bỏ đi rồi lại chạy về cứu khỉ đực. Chính việc nhìn thấy con khỉ nhỏ rơi xuống vực khiến cho lương tâm ông trỗi dậy nhiều hơn. Ông tái mặt rồi kinh hoàng trước sự việc vừa xảy ra. Sau đó ông lại vô tình gặp lại con khỉ đực mà mình đã bắn. Lần này nhìn thấy con khỉ bị thương trong ông lại dâng lên sự thương lại. Từ một người đi săn với lòng ác bắn con mồi, nhưng giờ đây lương tâm và lòng trắc ẩn của một con người khiến ông quyết định cứu con khỉ. Ông kiếm lá đắp lên miệng vết thương cho nó, lại lấy chiếc quần duy nhất trên cơ thể để băng bó vết thương cho nó và mang con khỉ xuống núi. Nguyễn Huy Thiệp đã miêu tả rất chân thật cái đau đớn, cái khổ sở của con vật trước tác động của con người. Nhưng chúng vẫn có tình cảm, mong được con người cứu giúp. Nếu như ở phần đầu của truyện, ta như thấy được hình ảnh của một con người độc ác, chỉ mang trong mình suy nghĩ đi săn mồi, phá hủy thiên nhiên. Thì bây giờ ông Diểu không màng lấy nguy hiểm mang con khỉ xuống núi, ông đau lòng khi nhìn nó bị xây xước khắp người. 

Phân tích Muối của rừng

    Hình ảnh đẹp nhất truyện có lẽ là khi ông Diểu may mắn gặp được hoa tử huyền. Đó là loài cứ ba chục năm mới nở một lần, khi rừng kết muối là điềm báo của đất nước thanh bình. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn. Đây có lẽ là thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới người đọc. Nhan đề “Muối và rừng” như tượng trưng một biểu tượng thiêng liêng, một khát khao hướng thiện. Con người sẽ luôn tồn tại những góc khuất cần đào bới, nếu ngay từ đầu ông Diểu là người đang tàn phá thiên nhiên, thì về ông lại là người đang cứu chúng, ông được trở về với bản chất của con người tốt đẹp vốn có của mình. Tác giả đã mang đến những ngôn từ đặc sắc, những câu văn ấn tượng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên chính là bức tranh phản chiếu thái độ sống của con người. Khi con người biết bảo vệ, biết dành tình yêu cho thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ mang lại rất nhiều tài nguyên cho con người. 

    Bức tranh thiên nhiên, lòng trắc ẩn của con người đã được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rất sâu sắc và chân thực qua truyện ngắn “Muối của rừng”. Qua đó thấy được tệ nạn săn bắn thú rừng ở Việt Nam và lời kêu gọi con người bảo vệ thiên nhiên.


Sơ đồ tư duy phân tích Muối của rừng 

Phân tích Muối của rừng

-------------------------------

Trên đây là những bài phân tích Muối của rừng. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình học tập và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 16/02/2023 - Cập nhật : 22/04/2024