logo

Phân tích Cầu hiền chiếu Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

“Chiếu cầu hiền” là một bài chiếu mà vua Quang Trung đã giao phó cho Ngô Thì Nhậm hoàn thành bài chiếu với mục đích chiêu mộ người tài đức ven toàn, sẵn sàng ra phục vụ triều đình và giúp dân, giúp nước. Để lan tỏa tâm nguyện của nhà vua tới quần chúng nhân dân, Ngô Thì Nhậm đã khắc họa rõ nét tấm lòng yêu nước, thương dân của vua Quang Trung, cũng như sự hiểu biết sâu rộng và tầm nhìn xa của đức vua. Dưới đây là bài Phân tích Cầu hiền chiếu, mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo nhé!


Dàn ý Phân tích Cầu hiền chiếu

I. Mở bài

Giới thiệu một số nét chính về tác giả và bài chiếu.

II. Thân bài

Mục đích của “Chiếu cầu hiền”: chiêu mộ người tài đức ven toàn, sẵn sàng ra phục vụ triều đình và giúp dân, giúp nước, đồng thời Ngô Thì Nhậm đã khắc họa rõ nét tấm lòng yêu nước, thương dân của vua Quang Trung, cũng như sự hiểu biết sâu rộng và tầm nhìn xa của đức vua.

III. Kết bài

Em hãy nêu cảm nhận của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm.

Dàn ý Phân tích Cầu hiền chiếu

Phân tích Cầu hiền chiếu

      “Chiếu cầu hiền” là một bài chiếu mà vua Quang Trung đã giao phó cho Ngô Thì Nhậm hoàn thành bài chiếu với mục đích chiêu mộ người tài đức ven toàn, sẵn sàng ra phục vụ triều đình và giúp dân, giúp nước. Để lan tỏa tâm nguyện của nhà vua tới quần chúng nhân dân, Ngô Thì Nhậm đã khắc họa rõ nét tấm lòng yêu nước, thương dân của vua Quang Trung, cũng như sự hiểu biết sâu rộng và tầm nhìn xa của đức vua.

      Bài chiếu có yêu cầu rất cao, rất khắt khe, nó đòi hỏi người viết phải có kiến thức lớn, am hiểu sâu sắc về hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ, nắm được những nhu cầu cấp bách của đất nước đồng thời phải dùng được những từ ngữ, lời lẽ giàu tính thuyết phục để khiến cho muôn dân phải tâm phục khẩu phục. Ngô Thì Nhậm nổi tiền là người tài giỏi có vốn hiểu biết sâu rộng, trình độ uyên tâm lỗi lạc và rất có tài trong việc thuyết phục lòng người. Điều đó được thể hiện rất rõ qua  “Chiếu cầu hiền” , tác phẩm đã cho độc giả thấy được sự tài hoa của tác giả trong cách lập luận rất chặt chẽ, lời lẽ thì rõ ràng, tao nhã.

      Ngay từ những câu mở đầu, với những lời lẽ sâu sắc, giàu tính thuyết phục của bài chiếu, tác giả đã khiến cho muôn dân phải nể phục trước tài năng ấy. “Từng nghe người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải do thiên tử sử dụng”.

      Qua đây, tác giả muốn thay mặt nhà vua mà khẳng định chắc nịch với quần chúng rằng, “hiền tài là nguyên khí quốc gia” người học rộng, tài cao, có đạo đức chính là những tài sản quý báu, làm nên một đất nước hùng mạnh , họ giống như “sao sáng trên trời”, vậy nên người tài tất phải ra giúp vua trị vì đất nước thế mới xứng đáng với “ý trời” đã ban. Cách so sánh đầy độc đáo, sáng tạo của tác giả đã giúp cho bài chiếu tăng thêm phần thuyết phục. “Sao sáng trên trời” là hình ảnh tiêu biểu tượng trưng cho sự tinh anh, điều đó khiến nhà vua rất trân trọng.

Phân tích Cầu hiền chiếu

      Sau khi đã chỉ ra sự quan trọng của người hiền tài đối với vua, với dân, với đất nước, tác giả lại đưa ra rất nhiều chi tiết cho thấy sự khó khăn trong việc thu phục người hiền tài chịu ra giúp nước. Đất nước rộng lớn như vậy, có biết bao nhân tài đang ẩn danh, nếu không thu phục được tất cả thì thật là phí hoài. Nếu trong cảnh đất nước loạn lạc, việc quốc sự nhiều thì còn thông cảm nhưng nay đất nước đã hạnh phúc, thái bình, nhà vua cần có sự giúp sức của nhân tài để phát triển đất nước ngày càng phồn vinh và thịnh vượng. Thế mà những người hiền, họ lại cố tình ở ẩn hay vì giữ lấy cái khí tiết của mình mà còn không quan tâm tới việc quốc gia đại sự. Hoặc có khi đã có những người chịu ra giúp vua họ lại làm không đến nơi đến chốn, không có lòng tận tâm trong công việc. Tác giả viết “cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời”. Chỉ một câu nói nhưng chứa đầy hàm ý sâu xa và thâm thúy, đây chính là cách mà tác giả sử dụng để phê phán nhẹ nhàng và tế nhị.

      Nhân tài chính là báu vật quý hiếm mà ông trời đã dành tặng cho đất nước. Một quốc gia sẽ không thể phát triển vững mạnh nếu thiếu đi những hiền tài. Vì lẽ đó mà việc tập hợp những người hiền tài lại để cùng chung sức giúp nước là một công việc quan trọng hơn bao giờ hết, nhà vua lo lắng, luôn chờ đợi và sớm hôm mong mỏi nhận được tin vui. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta, Vua Quang Trung là một trong những vị vua anh minh, sáng suốt nhất, sau khi đã dẹp tan giặc giặc ngoại xâm, ông rất dành sự quan tâm lớn đến đời sống của dân mình. “Dân khổ chưa hồi sức, đức hóa chưa thấm nhuần, trẫm chăm chăm run sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan. Nghĩ rằng: sức một ngày không chống nổi tòa nhà to, mưu lược của kẻ thù sẽ không đựng được thái bình”. Đoạn văn ngắn gọn nhưng đã bộc lộ rõ nét tấm lòng yêu nước thương dân của nhà vua lo sợ cho bình an của dân chúng cùng sự phồn vinh nước nhà. Những lời văn chừa đầy tâm huyết , tình cảm của nhà vua Quang Trung luôn lo toan cho việc quốc gia đại sự và không lúc nào là không thôi nghĩ tới đời sống của nhân dân, có ấm no, có hạnh phúc không? Tấm lòng đó quả thật rất rộng lớn và đáng trân trọng của một vị vua hết lòng vì nước, vì dân sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho sự an yên của dân tộc. Có một bậc hiền tài như thế trị vì đất nước, thì dân chúng sẽ luôn được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

      Qua đó ta thấy được vua Quang trung là một vị vua có tình yêu nước, thương dân nồng nàn, ngài chính là biểu tương cho một đức minh quân tài ba. Không chỉ vậy, vua Quang Trung còn là một trong những vị vua đầu tiên của dân tộc ta đề cao tính dân chủ trong việc chiêu mộ nhân tài về giúp nước, với sự hiểu biết và tầm nhìn xa trông rộng đó chứng tỏ Quang Trung là người người rất am hiểu vệ sự phát triển của lịch sử, để thấy có một tương lai tươi sáng, trước hết phải có những nhân tài là những người quan trọng, là cốt lõi cho một quốc gia hùng mạnh. Bởi lẽ đó mà trong sâu thẳm trong tấm lòng của mình nhà vua luôn nung nấu một ước muốn, một khao khát làm sao cho dân mình được sống trong đất nước giàu mạnh với sự thái bình, hạnh phúc, ấm no, đủ cơm ăn áo mặc.

      Qua tác phẩm “Chiếu cầu hiền” Ngô Thì Nhậm đã thành công thể hiện cái tâm, cái tài của nhà vua Quang Trung và tấm lòng của bản thân mình. Đồng thời cũng truyền tải rõ nét cho quần chúng hiểu được tầm quan trọng của những người hiền tài, kêu gọi những bậc hiền tài hãy cùng giúp sức để làm nên một quốc gia giàu mạnh. 

------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Cầu hiền chiếu. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 16/02/2023 - Cập nhật : 24/02/2023