logo

Phân tích Giấc mơ của bà nội (Ma Văn Kháng)

"Giấc mơ của bà nội" là một truyện ngắn nổi tiếng của Ma Văn Kháng viết về chủ đề tình yêu thương trong gia đình cảm động và sâu sắc. Hãy cùng Toploigiai Phân tích Giấc mơ của bà nội (Ma Văn Kháng) để hiểu rõ hơn về tác phẩm này nhé!


Dàn ý phân tích Giấc mơ của bà nội (Ma Văn Kháng)

Phân tích Giấc mơ của bà nội (Mai Văn Kháng)

a. Mở bài

- Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích.


b. Thân bài

* Hình tượng người bà.

- Ngoại hình, tuổi tác và thói quen sống của bà:

+ Bà đã ngoài bảy mươi, bà không đi xe đạp, rồi không đi bộ đến chơi với chúng tôi ngày chủ nhật nữa. Bà đi xe ôm được một thời gian rồi sau cùng không dám đi cả xe máy bố tôi đến đón. Bà kêu sóc, đau xương cốt. Bà đi xích lô và bảo người đạp xe đi thật chậm, sức khỏe ngày càng đi xuống.

+ Bà đã sống một cuộc sống sôi nổi bền bỉ suốt từ năm 16 tuổi làm thợ tiện ở xưởng quân giới, cho hết tuổi 60 mới về nghỉ; suốt đời bà chăm chỉ với việc chung, về giả bà vẫn hết lòng thương yêu và lo toan cho con cháu.

+ Thân hình bả ngày càng lép xẹp, lọt thỏm vào lòng nệm, nhìn bà một thân hình gầy teo.

+ Cứ đến chủ nhật vào 9 giờ là bà lại từ quê ra thành phố thăm con cháu.

+ Vẫn dùng chiếc túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày còn là nhân viên phục vụ trên tầu chạy tuyến đường sắt Lao Cai - Hà Nội.

+ Cứ mỗi lần đến là mang đủ mùa nào thức ấy. 

+ Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất. Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ.

+ Bà luôn nấu những món ngon mà ở nhà bố mẹ bận không nấu được cho các cháu ăn.

- Tình yêu thương của bà giành cho con cháu:

+ Khi bà đến luôn mang đủ thứ như: Nhãn tháng sáu. Na tháng bẩy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu. Lại còn bột sắn cho mẹ tôi vốn hay bị nhiệt và hoa hoè cho bố tôi mới chớm bị cao huyết áp. Vườn nhà bà có hai cây hoè. Hoè ra nụ, bà bắc thang hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra.

+ Bà sửa sang lại bàn thờ. Bà phủi bụi những tấm huân chương của bố tôi. Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy. Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng. Khô rồi cũng đem ra nắng phơi, cho nó thơm như lời bà nói. Bà chải đầu, tết tóc cho cái Tú. Lại còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình giây chun.

+ Bà tôi bắc thang để hái nụ hoa hoè cho bố tôi, thang trượt, bà bị ngã, nằm bất tỉnh, may có người hàng xóm gọi điện báo cho bố tôi biết. Giờ bà nằm ở khoa cấp cứu bệnh viện Sanh Pôn.

+ Nghe tiếng bố tôi khóc, có lẽ vậy, bà tôi liền mở mắt. Rồi bà chép chép môi. Mẹ tôi mừng quá, vội đưa thia bón tiếp cho bà. Bà cố ăn để khỏe mạnh, sống mãi với con cháu, bà ơi!

* Hình tượng người con và người cháu trong chuyện.

- Hình tượng người con:

+ Luôn muốn ăn những bữa cơm mà mẹ nấu và luôn giành lười khen cho những món ăn bà làm.

+ Dạy con không được ỷ lại vào bà

+ Hạnh phúc với những giây phút có bà ở bên

+ Buồn rầu vì bà mỗi ngày một già đi và sức khỏe yếu hơn

+ Lo lắng, ủ rũ và day dứt khi biết bà bị ngã phải nhập viện

+ Đón bà về nhà để tiện chăm sóc, dặn dò con cái từ nay về sau phải chú ý, bớt chơi bời lại và chăm sóc bà hơn

+ Chăm sóc cho bà từng bữa ăn đến giấc ngủ

+ Ôm mặt khóc khi thấy bà khóc

+ Vui mừng khi thấy bà khỏe mạnh lại

- Hình tượng người cháu:

+ Thấy bà đến thăm là vui mừng ríu rít và chỉ mong ngóng từng ngày để bà ra thành phố.

+ Thích thú và khen ngợi bữa ăn của bà nấu hết mực. Nhõng nhẽo với bà đòi bà nấu món mình yêu thích

+ Mong rằng bà về ở với gia đình và những quãng thời gian có bà bên cạnh mới thấy gia đình hạnh phúc biết bao

+ Buồn và khóc khi thấy bà bị bệnh. Rặn rò các bạn đến nhà phải nhỏ tiếng và hôm khác đến vì bà đang bị bệnh

+ Vui mừng khi thấy bà khỏe lại


c. Kết bài

Đưa ra bài học rút ra và khẳng định lại vấn đề vừa phân tích

Phân tích Giấc mơ của bà nội (Mai Văn Kháng) (ảnh 2)

Phân tích Giấc mơ của bà nội cực hay

       Gia đình là một thứ gì đó thiêng liêng và không thể diễn tả hết được bằng lời. Truyện ngắn Giấc mơ của bà nội do Mai Văn Kháng viết đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình cảm gia đình đầm ấm. 

       Trong truyện ngắn “Giấc mơ của bà nội”, hình tượng người bà tần tảo, yêu thương con cháu được thể hiện rất rõ ràng thông qua ngoại hình và những cử chỉ, hành động yêu thương của bà giành cho con cháu của mình. Mỗi chủ nhật lúc 9 giờ, bà đều từ quê lên thành phố thăm con cháu. Bà đã ngoài bảy mươi, sức khỏe bà đã giảm sút, bà không đi xe đạp, rồi không đi bộ đến chơi với chúng tôi ngày chủ nhật nữa. Bà đi xe ôm được một thời gian rồi sau cùng không dám đi cả xe máy bố tôi đến đón. Bà kêu sóc, đau xương cốt. Bà đi xích lô và bảo người đạp xe đi thật chậm, sức khỏe ngày càng đi xuống. Dần dần như thế bà đã ít thăm con cháu hơn. Bà đã sống một cuộc sống sôi nổi bền bỉ suốt từ năm 16 tuổi làm thợ tiện ở xưởng quân giới, cho hết tuổi 60 mới về nghỉ hưu, suốt đời bà chăm chỉ với việc chung, về già bà vẫn hết lòng thương yêu và lo toan cho con cháu. 

Khi bà bị ngã phải nhập viện, thân hình bà ngày càng lép xẹp, lọt thỏm vào lòng nệm. Bà vẫn dùng chiếc túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày còn là nhân viên phục vụ trên tầu chạy tuyến đường sắt Lao Cai - Hà Nội. Bà yêu quý và giữ gìn những kỉ vật mà ông để lại. Cái túi ấy to đến mức đựng được cả thế giới bên trong, thế giới mà tràn ngập những quà bánh mà bà mang từ quê lên. Nào là nhãn tháng sáu, na tháng bẩy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu. Bà con luôn quan tâm đến sức khỏe của mẹ tôi và bố tôi. Biết mẹ hay bị nhiệt nên đã chuẩn bị bột sắn, biết bố tôi mới chớm bị cao huyết áp đã chuẩn bị sẵn hoa hoè mà bà đã hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra. Bà luôn nấu những món ngon mà ở nhà bố mẹ bận không nấu được cho các cháu ăn. Bà nói rằng do bà không phải lo công việc nên rảnh rỗi mới có thời gian nấu cho các con, các cháu ăn. Những món ăn được bà coi là “bày vẽ” là những món mà bọn trẻ đều rất thích nhưng do bận rộn nên bố mẹ không có thời gian nấu cho ăn. 

Khi đến thăm nhà con cháu, bà không đến để nghỉ ngơi hưởng thụ mà luôn chân luôn tay, tất bật với những công việc nhà. Nào là sửa sang lại bàn thờ, nào là phủi bụi những tấm huân chương của con trai. Nào là dọn dẹp, quét quáy, lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà chải đầu, tết tóc cho cái Tú. Lại còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình giây chun. Dù đã già yếu nhưng bà không ngần ngại việc gì. Luôn lo cho con cháu được tươm tất, đủ đầy. Dù đã yếu hơn và không thăm con cháu được thường xuyên nên bà rất nhớ chúng. 

Ông đã mất lâu, bà thì ở một mình. Con cháu muốn bà lên ở cùng nhưng bà lo lắng cho vườn tược, bàn thờ tổ tiên ở nhà. Ở nhà một mình buồn chán làm bà càng nhớ con cháu hơn. Bà bắc thang để hái nụ hoa hoè cho con trai, thang trượt, bà bị ngã, nằm bất tỉnh, may có người hàng xóm gọi điện báo rằng bà nằm ở bệnh viện Xanh Pôn. Tình yêu của bà còn thể hiện rõ nhất khi bà được các con đón về nhà, nhìn thấy các con lo lắng, bật khóc vì mình, bà đã khóc theo và cố gắng ăn thật mạnh để nhanh khỏe cho con cháu vui. Có thể thấy được tình yêu to lớn của bà giành cho con cháu mình nhiều như nào.

       Câu chuyện không chỉ thể hiện tình yêu của bà giành cho con cháu mà còn thể hiện tình yêu thương của con và các cháu giành cho bà, cho mẹ của mình. Cứ mỗi lẫn bà đến thăm là cả nhà đều ríu rít vui mừng. Các cháu thì quấn lấy bà suốt ngày, cùng bà vui chơi, cùng bà trò chuyện. Được thưởng thức những bữa cơm bà nấu là niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ này. Các cháu nhỏ tấm tắc khen tay nghề của bà, cái Tú còn nũng nịu đòi bà nấu món yêu thích vào tuần sau. Thấy vậy, người mẹ đã nghiêm túc bảo con không được đòi hỏi và ỷ lại vào bà. Nhưng đáp lại lười nói nghiêm túc đó chỉ là cái cười của hai bà cháu và vuốt tóc nhẹ nhàng của bà lên mái tóc cái Tú. Khi nghe tin bà bị ngã, hai người con khuôn mặt rầu rĩ buồn bã, họ hối hận vì đã không để ý và chăm sóc bà. Khi bà được xuất viện, học đã đón bà về nhà để chăm sóc cho thuận tiện. Dặn dò con cái cẩn thận về việc tránh làm ồn và tranh thủ khoảng thời gian không đi học chăm sóc bà. Người con gái luôn ân cần, chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của mẹ. Người con trai khi thấy mẹ mình yếu ớt cố gắng ăn từng miếng thì ôm mặt khóc vì thương mẹ. Thấy thế, bà cũng chạnh lòng mà cố gắng ăn vì con vì cháu, vì sức khỏe của mình. 

        Chi tiết bà mơ thấy bị trộm ăn cắp mất con ngan chính là một trong những điểm sáng của tác phẩm. Một kết thúc đẹp khi bà nội đã dần dần khỏe mạnh hơn. Thế mới thấy, ngay cả lúc đau ốm bà cũng lo toan cho con cháu.

        Câu chuyện tuy không dài nhưng đã miêu tả được toàn cảnh bức tranh về gia đình ấm áp và tràn đầy tình yêu thương. Qua đây, em mới thấy được sự vô tâm của mình giành cho gia đình. Vì mải chạy theo những cám dỗ, chạy theo đồng tiền mà đôi khi quên mất không giành thời gian cho gia đình. Câu chuyện này đã giúp em rút ra được những bài học đắt giá và cho em cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm trong gia đình.

-------------------------------

Trên đây là bài Phân tích Giấc mơ của bà nội (Mai Văn Kháng). Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và nâng cao kĩ năng viết văn phân tích nhé!

icon-date
Xuất bản : 14/11/2022 - Cập nhật : 16/11/2023