logo

Phân tích đánh giá bài thơ Ý Thu

Mùa thu đến bằng những cơn gió heo may se se lạnh, những cơn gió chẳng hề lạnh lẽo như cơn gió bấc mùa đông, không quá nóng nực như những cơn gió giữa trưa hè. Mùa thu đẹp là vậy nhưng lại khiến cho người ta có cảm giác buồn man mác, nỗi buồn khó diễn tả lại bằng lời. Dưới đây, là bài văn mẫu Phân tích đánh giá bài thơ Ý Thu, mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo. 


Lập dàn ý Phân tích đánh giá bài thơ Ý Thu

Mở bài:

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu.

Giới thiệu về bài thơ Ý Thu

Thân bài:

Phân tích 2 khổ thơ đầu tiên: nói về cảnh vật mùa thu.

Phân tích 3 khổ thơ cuối: 

Nói về tâm trạng của tác giả.

Tâm trạng của tác giả khi nhớ về một người.

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài: nhân hóa, câu hỏi tu từ, độc thoại nội tâm.

Kết bài:

Khái quát lại bài thơ Ý Thu.

Nêu cảm nghĩ về bài thơ.

Phân tích đánh giá bài thơ Ý Thu

Phân tích đánh giá bài thơ Ý thu

      Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.

     Ông viết rất nhiều bài thơ về mùa thu, trong đó bài thơ Ý Thu nằm trong tập thơ “ Thơ Thơ” là một bài thơ hay, để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Bài thơ nói về cảnh vật thiên nhiên mùa thu buồn man mác, trời thu đẹp là vậy nhưng lại ẩn trong mình một nỗi buồn miên man. Không chỉ nói về nỗi buồn của cảnh vật trời thu mà tác giả còn nói về nỗi buồn trong lòng mình, nỗi thương nhớ về người cũ. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mỗi câu thơ có 7 chữ và được chia thành 5 khổ thơ. Trong đó, hai khổ thơ đầu nói về cảnh mùa thu, ba khổ cuối nói về tâm trạng của tác giả. 

Những chút hồ buồn trong lá rụng
Bị nhàu ai tưởng dưới trăm chân.
Bông hoa rứt cánh, rơi không tiếng;
Chẳng hái mà hoa cũng hết dần.

Dưới gốc, nào đâu thấy xác ve,
Thế mà ve đã tắt theo hè.
Chắc rằng gió cũng đau thương chứ;
Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe?

Hôm nay tôi đã chết theo người
Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi;
Với bóng hình xưa, tăm tiếng cũ,
Cách xa chôn hết nhớ thương rồi.

Yêu vui xây dựng bởi nguôi quên.
Muốn bước trong đời, phải dậm trên
Muôn tiếng kêu than thầm lẳng lặng.
Nhưng hoa có thể cứ lâu bền.

Ờ nhỉ! Sao hoa lại phải rơi?
Đã xa, sao lại hứa yêu hoài?
Thực là dị quá – Mà tôi nữa!
Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai?

      Hai khổ thơ đầu tiên nói về cảnh vật trời mùa thu. Mùa thu là mùa cây cối thay lá, những chiếc lá xanh trên cây bắt đầu ngả sang màu vàng và khi gặp những cơn gió mùa thu nhè nhẹ thổi qua những chiếc lá vàng bắt đầu rụng rơi xuống đất.

Phân tích đánh giá bài thơ Ý Thu

Những chút hồ buồn trong lá rụng
Bị nhàu ai tưởng dưới trăm chân.
Bông hoa rứt cánh, rơi không tiếng;
Chẳng hái mà hoa cũng hết dần.

     Những chiếc lá rụng rơi xuống đất, tuy chúng là vật vô tri vô giác chẳng biết buồn là gì. Nhưng với sức quan sát tỉ mỉ chi tiết của nhà thơ thì những chiếc lá khi rụng xuống chất chứa trông mình một nỗi buồn, buồn mơ hồ. Theo quy luật của tự nhiên, đến mùa là chúng phải thay lá để nhường chỗ cho những chiếc lá mới chồi lên, nhưng vẫn cảm thấy buồn vì đến lúc mình phải rời xa cành cây để đến với một nơi khác. 

      Lá vàng rơi rụng xuống đất không còn tươi khỏe nữa mà thay vào đó chúng mềm đi, yếu đi. Ở câu thơ thứ 2 này tác giả đã tưởng chừng như những chiếc là vàng rụng rơi bị hàng chục hàng trăm người đi qua đi làm chúng nhàu nát đi. Nhưng không phải vậy chúng đã già rồi và phải mềm yếu đi. 

     Cảnh vật khi sang thu mọi thứ như trở nên nhẹ nhàng hơn, dịu dàng hơn hẳn. Những bông hoa với đủ những màu sắc xanh, đỏ, vàng, hồng đang khoe đủ màu sắc ở ngoài kia, khi trời bỗng sang thu dần chúng lại trở nên yếu dần đi.  Cánh hoa rất mỏng và nhẹ nên khi rứt ra từ cành hoa, gió thổi bay nhè nhẹ trong gió rơi xuống đất mà chẳng hề có tiếng động nào. Chẳng ai lại hái những bông hoa xinh đẹp đó đi nhưng vì quy luật của tự nhiên nên chúng cũng từ từ rụng dần và nhường chỗ cho những mầm non mới. 

     Mùa hè, tiếng ve kêu râm ran cả trời đất thế nhưng vừa sang thu chẳng biết chúng trốn đi đâu hết có thấy cái xác ve nào đâu mà không còn nghe thấy tiếng chúng nữa. 

Dưới gốc, nào đâu thấy xác ve,
Thế mà ve đã tắt theo hè.
Chắc rằng gió cũng đau thương chứ;
Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe?

     Hè đi thu đến cũng là lúc chúng ta không còn nghe thấy tiếng ve kêu nữa. Hè đi tiếng ve cũng nhờ đó mà tắt theo luôn và chúng ta phải chờ tới hè sang năm mới lại được nghe tiếng ve kêu.

     Hai câu thơ tiếp theo tác giả nhắc đến cơn gió thu, gió mà cũng biết đau thương sao. Tác giả đã nhân hóa gió như con người, gió là vật vô tri vô giác có biết đau thương là gì đâu. Thế nhưng tác giả như độc thoại với chính bản thân mình, hỏi gió cũng biết đau thương chứ. Hỏi nhưng không cần trả lời, tiếng gió nhè nhẹ với làn sương mờ mờ ảo ảo của trời thu làm cảnh vật lại càng buồn. “ Thu có nghe” thu làm sao nghe được, tác giả nhân hóa trời thu như con người, hỏi Thu có nghe không, nghe thấy tiếng gió vỡ không. 

     Mùa thu này lạ quá, sao tác giả lại cứ nhớ về những chuyện cũ đã qua. Phải chăng, mùa thu đã gợi lại cho tác giả nhớ lại những chuyện xưa cũ. Đó là điều mà tác giả gửi đến trong ba khổ thơ cuối.

Hôm nay tôi đã chết theo người
Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi;
Với bóng hình xưa, tăm tiếng cũ,
Cách xa chôn hết nhớ thương rồi.

Yêu vui xây dựng bởi nguôi quên.
Muốn bước trong đời, phải dậm trên
Muôn tiếng kêu than thầm lẳng lặng.
Nhưng hoa có thể cứ lâu bền.

Ờ nhỉ! Sao hoa lại phải rơi?
Đã xa, sao lại hứa yêu hoài?
Thực là dị quá – Mà tôi nữa!
Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai?

      Mùa thu luôn là mùa khiến cho người ta có cảm giác buồn một chút ở trong lòng. Trong đoạn thơ này tác giả nhớ về người cũ, chuyện đã xa lâu rồi mà vẫn còn nhớ, vẫn còn thương.

      Vì khoảng cách địa lý xa xôi, cách trở mà tình yêu đôi lứa như cũng bị cách xa theo. Dù đã hứa hẹn đủ điều, hứa hẹn cả trăm năm nghìn năm nhưng cũng chẳng thể thắng nổi khoảng cách địa lý. Những nỗi nhớ, niềm thương cũng được chôn theo khoảng cách xa xôi đó. Tác giả đã dùng đại từ “ tôi” như để nói chính về bản thân mình, “ hôm nay tôi đã chết theo người” tôi ở đây đã không còn tha thiết gì nữa, cũng bị chết theo cái khoảng cách xa xôi đó. 

      Khi còn yêu ai cũng hứa hẹn đủ điều, cả trăm nghìn điều nhưng nhiều khi chỉ vì  khoảng cách địa lý con người phải xa nhau mà tình cảm cũng từ đó theo xa luôn, chia đôi nẻo đường. Để rồi khi phải chia xa, người ở lại cứ nhớ mãi về những lời hứa đó, giờ đây chỉ còn những tiếng kêu than nhưng nào được kêu to, lẳng lặng âm thầm nhớ về những gì đã qua. 

      Bông hoa này rụng xuống, thì sẽ lại có bông hoa khác chồi lên. Con người chúng ta đôi khi cũng vậy người này đi thì người khác sẽ lại đến thay thế nhưng nhiều khi vì hình bóng của người trước quá sâu đậm nên mãi chẳng thế quên được. Trong khổ thơ cuối cùng, ở hai câu thơ đầu tác giả lại tự hỏi chính mình, “ sao hoa lại phải rơi”, “ sao lại hứa yêu hoài”. Tác giả như đang hỏi chính bản thân mình thắc mắc sao hoa lại phải rơi xuống và thắc mắc về lời hứa của người cũ. Biết là chẳng bao giờ về nữa nhưng lại cứ hứa yêu làm người ta cứ mong chờ, xao xuyến, nhung nhớ về một bóng hình đã cũ. 

      Một mùa thu thực dị quá, mà con người cũng lạ thay, sao lại nghĩ làm chi chuyện nhạt phai. Mùa thu tuy đẹp thật, lãng mạn thật nhưng dị ở chỗ lại khiến lòng người buồn theo. Phải chăng vì cảnh quá bình yên nhẹ nhàng làm lòng người xao xuyến. 

     Ở hai câu thơ cuối này tác giả đang độc thoại nội tâm với chính bản thân mình, tự thắc mắc, tự hỏi về bản thân mình sao lại cứ nhớ mãi về chuyện cũ, đã đến lúc nên gói gọn chúng vào một góc và sẵn sàng cho một hành trình mới tươi đẹp hơn. Sao lại nghĩ mãi về chuyện nhạt phai, mình nhớ đến ta nhưng có lẽ giờ này ta còn chẳng nhớ gì tới mình nữa rồi. Chuyện buồn đã qua ta đừng nên nhớ nữa, mùa thu đẹp vậy mà ta phải tận hưởng thôi. 

     Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng rất nhiều câu hỏi tu từ, câu hỏi mà không cần câu trả lời, tự bản thân trả lời cho câu hỏi đó. Ngoài câu hỏi tu từ, tác giả cũng đã tự độc thoại nội tâm rất nhiều lần tự thắc mắc với chính bản thân mình. Tác giả đã sử dụng rất thành câu các câu hỏi tu từ, làm cho câu thơ như trở nên gần gũi với người đọc hơn và đi sâu vào trong lòng người đọc. 

     Bài thơ Ý Thu là một bài thơ hay. Tác giả đã khắc họa lên bức tranh mùa thu tùy có chút buồn nhưng cảnh vật trời thu vẫn rất đẹp. Qua đó, tác giả cũng đã gửi gắm nỗi buồn của mình vào trong bài. Bài thơ chứa đựng cả nỗi buồn, tâm tư, cảm xúc của nhà thơ. Tác phẩm là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. 

--------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài văn mẫu Phân tích và đánh giá bài thơ Ý Thu. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với bài tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 03/03/2023 - Cập nhật : 14/07/2023