logo

Phân tích bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ

"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhằm ngợi ca và kính phục những người anh hùng anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc. Dưới đây là một số mẫu phân tích bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ, mời các bạn tham khảo nhé!


Mục lục nội dung

Mẫu số 1

Phân tích bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ

    Nhắc tới Nguyễn Đình Chiểu là nhắc đến một nhà thơ lừng lẫy với tấm lòng yêu nước mãnh liệt được tác giả gửi gắm trong ngòi bút của mình. Tiêu biểu là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nổi bật với bức tượng đài hung dũng của người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Pháp cuối thế kỉ XIX. 

    Tác phẩm mở đầu với tiếng than đầy ai oán:

Hỡi ôi! Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ!

Câu thơ cầu tiên chính là tiếng khóc của bậc thi sĩ, tiếng khóc sót xa cho cảnh ngộ bi thương của nước nhà.  Hình ảnh “sung giặt đất rền, lòng dân trời tỏ” thể hiện những xung đột, mẫu thuẫn, căm thù sâu sắc của nhân dân với quân xâm lược. Lòng dân  đỏ rực nỗi căm hờn hòa vào thanh vang của lửa đạn. 
    Giữa một bầu trời lửa đạn, khung cảnh hoang tàn, đau thương của chiến tranh, bức tượng đài người nhân dân nghĩa sĩ vẫn hiện lên một cách bi tráng. Họ không phải là những người chiến sĩ dũng mãnh trên chiến trường, họ chỉ là những người nông dân chịu thương chịu khó, sẵn sang đánh giặc bằng cuốc, xẻng gậy guộc với tinh thần yêu nước mãnh liệt

“Cui cút làm ăn. Toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung
Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng bộ”

Những người nông dân chân chất thật thà trong thời phong kiến nghèo nàn lạc hậu. Họ có thể nghèo về vật chất nhưng không thể nghèo về ý chí. Họ làm việc chăm chỉ, “chỉ biết ruộng trâu”, họ hoàn toàn lạ lẫm với “cung ngực, trường nhung”. Họ không được rèn luyện chinh chiến nhưng hễ có giặc xâm lược, những người nông dân đầy nghĩa khí đó vùng lên đánh giặc. Họ chiến đấu với tinh thần khiên trung, bất khuất vác theo lòng yêu nước và nỗi căm thù giặc tột cùng. Chứng kiến sự tán phá của giặc, họ chỉ muốn xông tới “ăn gan, cắn cổ”,

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lủ treo dê bán chó.”

    Họ chiến đấu với ngọn  lửa sục sôi của lòng yêu nước, họ chẳng thèm kể công, chẳng để “ai đòi, ai bắt” vì họ biết phải tự cứu ấy mình, đâu còn có thể trông cậy vào chính sách lãnh đạo, của giai cấp cai trị thời phong kiến thối nát. Họ tin vào sức mạnh tinh thần, niềm tin của dân tộc chứ đâu trông chờ được “mười tám ban võ nghệ, chin chục trận binh thư”. Tuy chiến đấu chỉ với “một manh áo vải, một ngọn tầm vông” nhưng họ có một lòng nồng nàn yêu nước. Những điều đó đã kết tin nên sức mạnh phi thường:

“Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, củng chém rớt đầu quan hai nọ.”

Chỉ với vũ khí thô sơ,họ đã làm nên những chiến tích vang dội. Chỉ là những người nông dân cun cút làm ăn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà họ lại có dũng khí oanh liệt như vậy. Dù quân địch có vũ khí mạnh mẽ đến đâu, họ vẫn chiến thắng với sự đoàn kết, tinh thần bất diệt:

“Chi nhọc quan quản gióng trống kỉ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không.
Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho Mã tà, Ma ní hồn kinh.
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

    Họ tham gia chiến đấu không phân biệt già trẻ, gái trai. Với bút pháp miêu tả tài tình, Nguyễn Đình Chiểu cho người đọc thấy được những người dân không chỉ là những anh hùng mà họ chính là “tượng đài nghệ thuật”. Tượng đài với đầy màu sắc, âm thanh, hành động phẫn nộ của người nông dân vùng lên đánh phá quân xâm lược tàn ác.

Sống trong hoàn cảnh bi thương, đối khổ là thế nhưng trong họ vẫn giữ một lý tưởng cao đẹp. Họ sống với ý chí kiên cường, chẳng vì một chút nản lòng mà gục gã trước phê giặc, chết vinh còn hơn sống nhục dưới đầu Tây nhục nhã. 

“Sống làm chi, theo quân tả đạo quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn.
Sống làm chi ở lính Mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.”

    Với ý tưởng đẹp đẽ đó, người nhân dân nghĩa sĩ với phẩm hất cao đẹp hiện lên sang chói ở những con người bình thường. Phải trải qua biết bao gian khổ, bão táp thì mới tạo sự sống cho dân tộc. Xót xa thay, họ lần lượt ngã xuống để lại nước mắt, nỗi đau trong lòng người ở lại. Thể xác đã chiến nhưng con người họ luôn sống mãi trong trái tim của những người thân yêu. 

“Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm.
Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.”

Họ sống, cống hiến vì hạnh phúc muôn đời sau để “tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Họ muốn lý tưởng cao cả đó lưu truyền ngàn đời đồng hành với sự nghiệp cao cả của đất nước: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia”.

    Nguyễn Đình Chiểu luôn sống mãi trong lòng người đọc với hình ảnh bức tượng đài bi tráng. Đây không đơn giản là bức tượng đài của nhân dân mà ở đó ẩn chứa bao giọt mồ hôi rơi, đổ bao giọt máu của nhân dân ta trong cuộc cuộc bảo vệ đất nước. “Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc” là áng thiên cổ hùng văn ngợi ca về những người anh hùng tầm thường về thân thế nhưng mang một khí chất oai hùng.


Mẫu số 2

Phân tích bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ

    “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tác phẩm tiêu biểu cho tấm lòng yêu nước sâu nặng của Nguyễn Đình Chiểu, bài văn tế được ra đời vào năm 1861 nhằm để tế nghĩa sĩ đã xả thân mình hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên mở đường cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ tiến vào nên văn học nước nhà.

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời là tính khóc bi ai mà hùng tráng của một thời đấu tranh cùng khổ mà hào hùng của dân tộc, qua đó nói lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc sẵn sàng vùng lên chiến đấu vì tổ quốc.

    Mở đầu là hoàn cảnh hoang tàn, thối nát của chính sách cai trị khiến đất nước lâm vào cảnh lầm than, lòng dân đầy oán hận:

Hỡi ơi!
Súng giặc đất rền;
Lòng dân trời tỏ.

“Hỡi ôi” chính là tiếng khóc của tác giả dành cho những người nghĩa sĩ, tiếng khóc cho người thân, dân tộc. Tác giả sử dụng từ ngữ khéo léo nhằm nhấn mạnh tình cảnh nguy cấp của nước nhà “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ”. Giặc đến xâm lược nước ta mang theo những cơn mưa bom đạn vang cả đất trời, khiến lòng dân bừng bừng lửa đốt. Chính những điều đó đã kết tinh nên những chiến sĩ nghĩa quân, họ không phải là những chiến binh hùng mạnh với ngựa sắt, áp giáo sắt. Họ chỉ là những người nông dân nghèo nàn, cơ cực:

Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn;
Riêng lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Những người nông dân cả một đời chỉ biết “cun cút làm ăn”, chỉ biết cày bừa, chăm bón, họ đâu được đụng đến súng, đến mác, đến cờ. Ấy thế mà khi đất nước bị xâm lược, họ hóa thành những người chiến sĩ anh dũng vùng lên chiến đấu bảo vệ nước nhà, bảo vệ cuộc sống hòa bình, ấm no.  Họ chiến đấu với lòng căm phẫn tột cùng, hẽ ai động đến dân tộc của họ thì nhất quyết không tha:

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.

    Những người nông dân nghĩa sĩ chiến đấu một cách oanh liệt, họ xông lên chẳng sợ chi, họ “muốn tơi ăn gan, muốn ra cắn cổ” những kẻ đã mang đến cái đói, cái khổ cho đất nước. Họ chiến đấu hi sinh là thế nhưng chẳng màng kể công:

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;
Chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Họ chiến đấu không những vì đất nước mà còn vì chính bản thân, gia đình của mình. Là một phần máu thịt của đất nước, thấy cảnh nước nhà lâm nguy, họ không thể ngồi yên được. Nguyễn Đình Chiểu tái hiện cuộc chiến tranh của những người nghĩa sĩ với sức mạnh quật cường. Họ chiến đấu bằng cuốc xẻng, gậy guộc, gươm đeo bằng lưỡi dao phay, giáp sắt là manh áo vải và bằng ý chí kiên cường. Họ chẳng mong đợi gì đến “mười tám ban võ nghệ,  chín chục trận binh thư”. Chính bởi sự đoàn kết đồng lòng dân tộc đã tạo nên chiến thắng vang dội, khiến cho quân địch phải khiếp sợ “kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh”. Có thể thấy, tác giả đã xây dựng thành công nên tượng đài người anh hùng chiến đấu hết mình, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.

    Những người anh hùng thầm lặng đó chiến đấu không mang danh lợi, bởi họ biết đất nước có hòa bình, vững mạnh thì cuộc sống mới ấm no. Đâu thể vì một lúc nản lòng hám hư vinh mà đánh mất bản thân theo quân tà đạo:

Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

Dù có khó khăn, đói khổ đến chết thì thà chết vinh còn hơn sống trong tủi nhục. Với lý tưởng cao đẹp đó, tác giả đã dành cho những nghĩa sĩ tình cảm cao đẹp, lòng khâm phục, tự hào. Nguyễn Đình Chiểu còn khắc họa lên những hình ảnh đầy bi thương mà chiến tranh để lại:

Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Ôi!
Một trận khói tan;
Nghìn năm tiết rỡ.

Chiến tranh đến mang theo những đau thương, vết cắt sâu trong cuộc đời của nghĩa sĩ. NHà nhà ly tán, mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất đi cha, người đầu bạc tiễn người đầu xanh, vợ ngóng trông chồng ngày đêm trở về. Những giọt nước mắt của người ở lại khóc thương cho những giọt máu đổ của người ra đi nơi chiến trường hung tàn, khốc liệt. Đau thương là thế những trong hàng ngàn, hàng triệu trái tim dân tộc vẫn nung nấu một ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước. Họ sống là để chiến đấu, sống để cống hiến cho dân tộc, cho cuộc sống muôn đời sau:

Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

    Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên nét độc đáo bằng việc đưa hình tượng nghệ thuật những người nông dân anh dũng vào nền văn học ngang tầm với các vị anh hùng dân tộc. Họ tuy không phải là bậc thi sĩ, hào kiệt nhưng họ vẫn là những người anh hùng vĩ đại. Họ cống hiến và hi sinh một cách vẻ vang, không hối tiếc, tuy không kể công nhưng họ vẫn là tấm gương sáng trong trái tim của mỗi con người.

    Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là áng thiên cổ hùng văn xuất sắc muôn đời. Bằng bút pháp nghệ thuật tài tình, ngôn ngữ miêu tả bình dị, Nguyễn Đình Chiểu tái hiện một cách chân thực những người anh hùng dân tộc dũng mãnh, hiên ngang. Qua đó, tác giả nói lên triết lí, quan niệm sống đúng đắn của dân tộc. 

--------------------------------

Trên đây là một số mẫu phân tích bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ do Toploigiai biên soạn, rất mong có thể giúp ích cho quá trình học tập của các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

icon-date
Xuất bản : 28/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023