logo

Phân tích bản chất xã hội, lịch sử của hiện tượng tâm lý người. Từ đó rút ra những ứng dụng cần thiết

​Câu hỏi: Phân tích bản chất xã hội, lịch sử của hiện tượng tâm lý người. Từ đó rút ra những ứng dụng cần thiết.

Trả lời:

- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử chuyển hóa thành cái riêng của mỗi người.

- Tâm lý con người khác xa với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

* Tâm lý người mang bản chất xã hội:

- Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội), trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định.

→​Tâm lý người chỉ hình thành và phát triển trong thế giới người, tách khỏi thế giới loài người sẽ không có tâm lý người.

- Tâm lý người có nội dung xã hội bao gồm các quan hệ xã hội: kinh tế , chính trị, đạo đức, pháp luật…. → Con người sống ở thế giới nào, tham gia các quan hệ xã hội nào thì sẽ phản ánh nội dung của thế giới và các mối quan hệ đó.

- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người với tư cách là chủ thể xã hội. Là một thực thể xã hội, con người là Chủ thể của nhận thức, hoạt động, giao tiếp với tư cách một chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo. Vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội - lịch sử của con người.

- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp; trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người có tính quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý người.

VD: Những trường hợp trẻ em do động vật nuôi từ bé, các trẻ này di chuyển , nói chuyện hay giao tiếp giống với loài động vật nuôi chúng , tâm lý của các trẻ này cũng không hơn hẳn các tâm lý loài vật.

Phân tích bản chất xã hội, lịch sử của hiện tượng tâm lý người. Từ đó rút ra những ứng dụng cần thiết

* Tâm lý người mang tính lịch sử

- Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội mà con người sống trong đó.

- Tâm lý của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên không phải là sự “copy“ một cách máy móc mà đã được thay đổi thông qua đời sống tâm lý cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội lịch sử vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân.

VD: Trước đây xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.

* Ứng dụng cần thiết trong dạy học và giáo dục học sinh:

- Khi nghiên cứu tâm lý cá nhân cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử.

- Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lý người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống… của con người.

- Cần phải nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân.

- Phải tổ chức hoạt động và tạo các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý con người.

- Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi.

* Kết luận

- Tâm lý con người có tính lịch sử nên khi nghiên cứu tâm lí của học sinh cần quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể; đồng thời, phải nghiên cứu tâm lý học sinh trong sự vận động và biến đổi bởi vì tâm lý người không phải bất biến.

- Khi đánh giá học sinh, cần có quan điểm phát triển, không nên thành kiến với học sinh; cũng không nên chủ quan với học sinh và với chính mình.

icon-date
Xuất bản : 28/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022