logo

Phân tích bài thơ Mạn Thuật 13

Tình yêu quê hương là đề tài chủ đạo trong các bài thơ của Nguyễn Trãi khi ông cáo quan về quê hương ở ẩn, những tình cảm sâu sắc với quê hương đã được ông khắc họa qua nhiều bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu quê hương mà còn là tư tưởng, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả gửi gắm, mời các bạn cùng Toploigiai đến với bài văn Phân tích bài thơ Mạn thuật 13.


Dàn bài Phân tích bài thơ Mạn Thuật 13

* Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Trãi

- Đôi nét khái quát về bài thơ Mạn Thuật 13

* Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mạn Thuật 13

- Khung cảnh thiên nhiên quê hương trong bài thơ

- Tâm hồn yêu đời yêu quê hương của Nguyễn Trãi

- Khẳng định lại nội dung bài thơ và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

* Kết bài

- Đánh giá về giá trị của tác phẩm

- Những đóng góp của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp Văn học

Phân tích bài thơ Mạn Thuật 13

Bài văn phân tích bài thơ Mạn Thuật 13

      Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa thế giới, là nhà văn, nhà thơ vĩ đại của Văn học Việt Nam, với khối lượng tác phẩm đồ sộ đầy quý giá, trải qua những thăng trầm của cuộc sống xã hội cũ, ông đã tìm ra cho mình những tư tưởng sống, tư tưởng hoạt động đầy sâu sắc, không chỉ có ý nghĩa với con người thời xưa mà còn có ý nghĩa với mọi thời đại. “Tình yêu quê hương” là đề tài chủ đạo trong những bài thơ hay của Nguyễn Trãi, những ngày tháng gắn bó với quê hương yêu dấu. Trong tập “Quốc âm thi tập” - tập thơ nổi tiếng bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi là tình yêu thiên nhiên đặc biệt là bài thơ Mạn Thuật 13 đã được tác giả khắc họa và gửi gắm sâu sắc tình yêu quê hương và con người nơi ông gắn bó. 

"Quê cũ nhà ta thiếu của nào,

Rau trong nội, cá trong ao.

Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch,

Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao.

Khách đến vườn còn hoa lạc,

Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.

Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ,

Lẩn thẩn làm chi áng mận đào."

      Với tám câu thơ ngắn ngủi nhưng ý nghĩa và hình ảnh thơ đầy độc đáo, cũng giống như bao bài thơ thuộc tập thơ “Quốc âm thi tập”, bài thơ Mạn Thuật 13 viết trong những ngày tháng về quê ở ẩn, xa rời nơi quan phủ đầy sóng gió và xô bồ. Về quê, về với những gì bình dị và thân thuộc đến lạ. Viết bằng thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn nổi bật nhờ tính sáng tạo, tạo nên mỗi câu thơ đều tinh tế và ấm áp.

Bức tranh thiên nhiên nơi làng quê bình dị mà ấm áp

“Quê cũ nhà ta thiếu của nào

Rau trong nội, cá trong ao”

      Ngay hai câu thơ đầu của bài thơ, Nguyễn Trãi đã giới thiệu về quê hương của mình, “quê cũ” - hai từ bình dị cũng rất đỗi quen thuộc, tác giả nói lên như một sự giàu có của quê hương “thiếu của nào”, sự đầy đủ không phải về vật chất, những rau, những cá, những món ăn đầy quen thuộc của quê hương, gắn với những mảnh vườn thôn quê nhỏ nhắn những luống rau tươi xanh hay những ao cá nước ngọt với những con cá ngon lành, tất cả được Nguyễn Trãi khắc họa món ăn quê hương đầy giản dị nhưng cũng rất đỗi thân thương. 

     Đến những câu thơ tiếp theo, tác giả vẫn tập chung khắc họa bức tranh thiên nhiên đầy quen thuộc, có trăng có núi, có cò, tất cả đặc trưng cho vẻ đẹp của quê hương khi qua ngòi bút của Nguyễn Trãi nó trở nên tươi đẹp hơn cả, một tâm hồn thi sĩ sâu sắc và tấm lòng hế mình với quê hương, chỉ có một tâm hồn thật sự sâu sắc thì mới có thể khắc họa chân thực và gần gũi đến như vậy. Bức tranh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi trở nên trọn vẹn như vậy, theo ông, quê hương là nơi nuôi dưỡng và cho ta những tình cảm đẹp như vậy, có quê hương là cội nguồn là nơi xuất phát từ biết bao yêu thương. Với những tư tưởng đẹp như vậy, ông đã góp phần xây dựng quê hương đất nước tươi đẹp.

      Một cuộc đời trải qua nhiều những thăng trầm, những mất mát nhưng với ông quê hương vẫn là nơi sinh ra ông tuy tuổi thơ còn nhiều khó khăn khi mất mẹ từ sớm, nhưng trong ông quê hương vẫn luôn bao bọc, theo mình đến khi từ giã cõi đời, tất cả ông chỉ phụng sự cho quê hương, tự hào về quê hương yêu dấu. Đó là tư tưởng lớn của một tâm hồn yêu nước, yêu quê hương mà chỉ có Nguyễn Trãi - một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc. 

      Bài thơ nổi bật với bức tranh thiên nhiên quê hương được tác giả Nguyễn Trãi khắc họa đầy sâu sắc, với các biện pháp nghệ thuật đầy độc đáo, phép đối, phép đảo ngữ một cách thuần thục, ngôn ngữ giản dị đầy tự nhiên, phát huy vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Chất trữ tình và triết lí chủ đạo trong tác phẩm nhịp điệu nhẹ nhàng độc đáo. Qua đó, thể hiện tài năng xuất chúng của Nguyễn Trãi đã góp công to lớn vào sự nghiệp văn học dân tộc.

---------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn đoạn văn mẫu Phân tích bài thơ Mạn Thuật 13. Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, mời các bạn cùng đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 10/03/2023 - Cập nhật : 14/07/2023

Tham khảo các bài học khác