logo

Cảm nhận 9 câu thơ đầu bài thơ Đất nước học sinh giỏi

Tác phẩm “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường dấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Qua bài viết dưới đây Toploigiai sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm Đất nước và bài Cảm nhận 9 câu thơ đầu bài thơ Đất nước học sinh giỏi nhé!


1. Dàn ý Cảm nhận 9 câu thơ đầu bài thơ Đất nước học sinh giỏi

a, Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến với phong cách thơ trữ tình- chính luận, sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư.

- Khái quát hoàn cảnh lịch sử

Trong bề dày lịch sử, nước Việt ta đã trải qua hàng nghìn cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong đó đã phải trải qua 21 năm kháng chiến chống Đế quốc Mỹ cứu nước.

Với một lòng nồng nàn yêu nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. “Đất nước” được ông viết ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ đầy ác liệt

 - Giới thiệu về tác phẩm: “Đất nước” và 9 câu thơ đầu trong bài thơ Đất nước.

+ Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là "Đất nước" nằm trong chương 5 của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác năm 1971. 

+ Cội nguồn và quá trình hình thành Đất nước qua 9 câu thơ đầu bài thơ Đất nước (Trích dẫn 9 câu thơ đầu)

b, Thân bài: 

* Lịch sử hình thành của đất nước: Đất Nước đã có từ rất lâu khi chúng ta sinh ra lớn lên, được hình thành từ bao đời nay truyền đời, truyền kiếp. 

( So sánh với các tác phẩm cùng chủ đề khác như: Nam Quốc Sơn Hà, Bình Ngô đại cáo… để khẳng định lịch sử hình thành từ ngàn đời nay của nước Việt Nam ta) 

* Đất nước giản dị, gần gũi từ nhiều phương diện khác nhau

- Trong tuổi thơ mỗi người

“Ngày xửa ngày xưa” là cụm từ thường được sử dụng rất nhiều trong các câu truyện cổ tích mẹ thường hay kể. Nhưng ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng cụm từ này để nói lên quá trình hình thành đất nước từ ngàn đời nay. “Đất nước” được hiện lên vô cùng thân thương và gần gũi qua lời mẹ kể.

- Trong đời sống văn hóa

+ Phong tục tập quán

Đất nước to lớn lại hình thành ngay từ những gì nhỏ bé, thân quen nhất. Đất nước được bắt nguồn từ những phong tục tập quán như: tục nhuộm răng đen, tục ăn trầu, tục búi tóc sau đầu của những người phụ nữ xưa…

+ Đời sống gia đình

Đất nước được hiện lên từ những đồ vật thân quen “Cái kèo, cái cột”…

- Ca dao, tục ngữ 

Đất nước được bắt nguồn từ những câu ca dao tục ngữ được lưu truyền thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thủy chung, kiên cường, chất phác: Gừng cây muối mặn, Một nắng hai sương…

Đất nước còn được bắt nguồn từ những câu truyện cổ tích bà kể: Truyện Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc…

- Cuối cùng từ những truyền thống văn hóa, hình ảnh thân quen, ca dao tục ngữ và lời kể của bà trong những câu truyện cổ tích xa xưa. Tác giả đã khẳng định rằng: “Đất nước có từ ngày đó”

c, Kết bài:

- Nêu lên cảm nhận của em về đất nước qua 9 câu thơ đầu và khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta qua quá trình hình thành của đất nước vừa gần gũi vừa thân thương, bình dị.

- Vai trò của bản thân mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.


2. Cảm nhận 9 câu thơ đầu bài thơ Đất nước học sinh giỏi

Cảm nhận 9 câu thơ đầu bài thơ Đất nước học sinh giỏi

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến với phong cách thơ trữ tình- chính luận, sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sợ nắng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là "Đất nước" nằm trong chương 5 của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác năm 1971 tại chiến khu Thiên Trì khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn cam go m và khốc liệt nhất, trong đó đáng chú ý là 9 câu thơ đầu thể hiện quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn của đất nước 

"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

……,.......

Đất nước có từ ngày đó…."

Mở đầu  đoạn thơ tác giả đã trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ? Đất Nước đã có từ rất lâu khi chúng ta sinh ra lớn lên,  được hình thành từ bao đời nay truyền đời  truyền kiếp. 

    "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi" 

Khác với Lý Thường Kiệt trong Nam quốc sơn hà, Đất nước gắn với sự cao siêu với sách trời ngai vàng:

       “Nam quốc sơn hà nam đế cư

       Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Đất nước trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên rất thân thuộc gần gũi và gắn bó với mọi người.

Đất nước còn có trong những thứ đơn sơ và bình dị:

 "Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể

 Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn bây giờ

 Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc "

Cụm từ "ngày xửa ngày xưa" gợi đến những câu chuyện cổ tích thần kỳ,quen thuộc trong tuổi thơ của mỗi chúng ta được mẹ được bà kể cho nghe, những câu chuyện đó do nhân dân sáng tạo thấm đượm tình người. Đất nước được hình thành đã lâu bắt đầu từ miếng trầu. Đây là một trong những phong tục tập quán của dân tộc: tục ăn trầu , nhuộm răng đen…

Miếng trầu còn là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa với sự tích trầu cau. Đất nước to lớn lại ẩn chứa bên trong miếng trầu nhỏ bé, nghe có vẻ vô lý nhưng lại logic vô cùng. Bởi vạn vật để bắt đầu từ những cái nhỏ.  Đất nước trưởng thành qua những truyền thống quý báu yêu nước đánh giặc. Gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, 3 tuổi đã vươn vai đi đánh giặc. Đất nước ta còn gắn liền với lũy tre làng , bởi những phẩm chất tốt của nhân dân ta : thủy chung kiên cường chất phác…

Đất nước còn được hiện lên qua những vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của dân tộc ta:

"Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng."

"Bới tóc" một cách làm đẹp của những người phụ nữ xưa, thể hiện một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Đất nước bắt đầu từ tình cảm của đôi lứa yêu nhau, tình cảm của cha mẹ thủy chung, với quy luật gừng càng già càng cay muối càng lâu càng mặn thì tình cảm càng lâu càng bền vững, thủy chung, nghĩa tình.

Dân tộc ta gắn với những tập tục hay mà lạ, đặt tên con xấu cho dễ nuôi. "Cái kèo cái cột " đồ vật thân thuộc với người dân. Đất nước là hình thành từ những hạt lúa hạt gạo, gắn liền với nền văn minh lâu đời trồng lúa nước của dân tộc  ta. Thành ngữ "1 nắng 2 sương" chỉ sự vất vả, cức nhọc trong lao động với những công đoạn cầu kỳ nhưng lại vô cùng mệt nhọc bởi thiết bị thô sơ. Câu thơ cuối cùng;

       "Đất nước có từ ngày đó"

Dù không biết rõ ngày nào đất nước có nhưng chắc chắc là ngày xuất hiện những truyền thống thống quý báu, phong tục tập quán, những nét văn hóa của nước ta. Yêu những nét đẹp truyền thống ấy cũng là yêu nước.

Nhà thơ sử dụng thành công những chất liệu dân gian: tục ăn trầu, truyền thống yêu nước… những câu ca dao, thành ngữ,  tục ngữ. Lời thơ dài kể lể, đơn sơ, giản dị, nhẹ nhàng tất cả đã làm nên một Việt Nam đẹp đẽ, một đoạn thơ đậm đà văn hóa Việt. Đất nước hiện lên thật gần gũi thân thương và quen thuộc qua cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm, chính cái nhìn ấy đã tác động đến tâm hồn,những cảm xúc đong đầy làm cho ta càng thêm yêu đất nước của mình hơn. 

---------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài Cảm nhận 9 câu thơ đầu bài thơ Đất nước học sinh giỏi. Hi vọng qua bài văn mẫu này các bạn đã hiểu rõ hơn về tác phẩm. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/10/2022 - Cập nhật : 24/10/2022