logo

Phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng

Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm Top lời giải, mời các em tham khảo một số bài văn mẫu Phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng sau đây. Hi vọng với các bài văn mẫu ngắn gọn, chi tiết, hay nhất này các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!


Phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng

Phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng (ngắn gọn, hay nhất)


1. Phân tích đề

- Yêu cầu đề bài: phân tích nội dung, nghệ thuật của 6 câu thơ đầu bài thơ Bài ca ngất ngưởng

- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các chi tiết, hình ảnh,... trong 6 câu thơ đầu tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

- Phương pháp lập luận chính: phân tích.


2. Các luận điểm chính cần triển khai

- Luận điểm 1: Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ

- Luận điểm 2: Khẳng định tài năng và lí tưởng phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng


3. Nhắc lại kiến thức về tác giảm tác phẩm

Tác giả

     Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) là người con của vùng đất học vang danh - Hà Tĩnh.Ngay từ bé, ông đã tỏ rõ khí chất của một con người bản lĩnh, cứng cỏi. Sau khi đỗ đạt vinh quy, ông có hai mươi tám năm phụng sự cho triều đình. Dù chỉ là một vị quan, nhưng Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện tư tưởng, chính kiến của mình chứ không hề nhân nhượng trước bất kì phe phái, thế lực nào trong chốn quan trường. Đối diện với nhiều thăng trầm và dù tính tình phóng khoáng, ngất ngưởng nhưng trước sau như một, Nguyễn Công Trứ vẫn là người hết lòng vì dân, vì nước. Biểu hiện là trong suốt quá trình làm quan hay đến khi lui về sống cuộc sống riêng của mình, ông vẫn rất nhiệt tâm với công cuộc khai khẩn, tu bổ nhà chùa hay dẹp giặc ngoại xâm. Đặc biệt khi về già, ở tuổi bảy mươi, ông vẫn thể hiện khí khái của mình bằng việc tự nguyện xin xông pha ra trận địa để quyết chiến với kẻ thù.

     Về sáng tác thơ văn, đa phần các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ đều viết bằng chữ Nôm nhưng được biểu hiện bằng nhiều thể loại khác nhau: phú, hát nói, thơ Đường luật. Dấu ấn tác giả thể hiện đặc sắc nhất trong các tác phẩm ấy chính là nét phong lưu tài tử và tiết tháo khảng khái của ông.

Tác phẩm

     Bài phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng xin được tiếp tục với phần giới thiệu về tác phẩm. Bài ca ngất ngưởng được viết bằng thể loại hát nói. Tác phẩm được đánh giá là một trong những bài thơ xuất sắc của Nguyễn Công Trứ ở thể loại này. Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh có tính dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ, đó là khi ông đã cáo quan về hưu. Bài ca ngất ngưởng được viết để người đọc có dịp nhìn lại hành trình cuộc đời của tác giả.


4. Dàn ý phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng chi tiết

a. Mở bài 

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

+ Nguyễn Công Trứ là một nhân vật lịch sử nổi tiếng in đậm dấu ấn không chỉ trong văn chương mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, thơ văn ông phản ánh nhân sinh và thế sự sâu sắc.

+ Bài ca ngất ngưởng  là một trong số những bài hát nói tiêu biểu thể hiện tài năng, chí khí và ý thức cá nhân của Nguyễn Công Trứ.

- Giới thiệu 6 câu đầu: thể hiện quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan của tác giả.

b. Thân bài 

* Luận điểm 1: Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ

- “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do “ý của trời đất”, nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời (những việc trong vũ trụ đều thuộc trong phận sự của ta).

- Trong Nguyễn Công Trứ, quan niệm ấy gắn liền với ý tưởng "tu, tề, trị, bình", với chí làm trai và chủ nghĩa anh hùng mà ông đeo đuổi với tất cả lòng tin tưởng, lạc quan trong suốt cuộc đời.

Luận điểm 2: Khẳng định tài năng và lí tưởng phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng

- “Ông Hi Văn… vào lồng”:

+ Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng”: diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ => Cách nhìn mới mẻ, khác lạ so với nhà Nho đương thời.

+ Coi nhập thế là việc làm trói buộc, làm quan sẽ mất tự do, gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.

- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:

+ Tài năng: giỏi văn chương (khi thủ khoa), tài dùng binh (thao lược)

-> Tài năng lỗi lạc, xuất chúng, văn võ song toàn.

+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên

-> Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn võ toàn tài.

=> Sáu câu thơ đầu là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng, khác đời, ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, kiên trì lí tưởng.

c. Kết bài 

- Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ

- Cảm nhận chung về đoạn thơ.     


Phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng - Bài mẫu 1

Phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

    Nguyễn Công Trứ là một trong những tác giả tiêu biểu trong văn học trung đại, ông cũng là một nhà Nho chân chính. "Bài ca ngất ngưởng" là một trong những tác phẩm thể hiện rõ con người ông. Trong đó phải kể đến quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan của tác giả thể hiện trong 6 câu thơ đầu.

    Ngay từ tên đầu bài thơ, hai chữ “ngất ngưởng” đã khiến cho ta cảm nhận được những điều khác lạ của tác giả. ít có một tác giả nào vào thời đại ấy lại đặt hai chữ “ngất ngưởng” vào ngay cái đề bài thơ. Đó hẳn cũng là một điều ngất ngưởng.

    Rồi sau đó ngay câu đầu tiên tác giả đã nhận định:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

    Không có việc gì trong nhân gian này, trong vũ trụ này không phải việc của ông. Việc nào cũng là việc của ông. Đó không phải sự kiêu ngạo, sự tự cao mà chính là sự đánh giá đúng nhất về bản thân mình, vềsự nghiệp của mình. Không một chút tự ti, ông đã đứng lên chỉ rõ vai trò to lớn của mình, chẳng phải ông đã nói rằng:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phái có danh gì với núi sông đó sao?

    Nhưng cũng chính vì cái phận sự đó, phải có cái danh với đời, với người đó lẽ ra ông phải sung sướng khi được ra làm quan, làm người cai quản, trông coi cuộc sống cùa nhân dân, nhưng không ông coi như khi đó ông đã “vào lồng”.

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

    Tại sao được làm công việc mình mong muốn, ao ước mà ông coi như sự đè nén, gò bó. “Cái lồng” ở đây chính là cái bộ máy, cái xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cái xã hội mà việc đổi trắng thay đen, sự ganh ghét, đố kỵ xảy ra như cơm bữa. Khi bước chân vào chốn quan trường cũng là lúc Nguyễn Công Trứ biết rằng ông sẽ bị chi phối, sẽ phải làm những việc mà bản thân không muốn. Mặc dù có tài nhưng Nguyễn Công Trứ biết rằng một mình ông thì đâu có thể thay đổi nổi một chế độ đã tồn tại lâu đến như vậy. Tuy nhiên trong câu thơ này, Nguyễn Công Trứ vẫn thể hiện được cái “ngất ngưởng” của mình. Ông đã dám gọi chốn quan trường, xã hội lúc bấy giờ là cái lồng. Đó gần như một cái tát vào mặt bộ mấy quan lại, triều đình vì trước nay có ai dám ngông cuồng như vậy. Trong xã hội phong kiến cũng không ít những nhà nho tiến bộ, những người có ý tưởng phản kháng lại chế độ. Nhưng cũng chẳng mấy ai dám khẳng định lại điều đó trước toàn thể mọi người mà nhất là trên giấy trắng mực đen như Nguyễn Công Trứ. Đó phải chăng chính là sự phá cách của Nguyễn Công Trứ.

    Nguyễn Công Trứ có được sự “chơi ngông” đó cũng bởi một phần ông biết là ông có tài, điều đó chẳng cần giấu giếm:

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

    Một lần nữa Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng”, lần này ông “ngất ngưởng” vì hãnh diện về cái tài của ông. Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được rất rõ cái tôi của mình trong câu thơ này. Nhưng cũng chính vì có tài, lại mang những tư tưởng tiến bộ nên Nguyễn Công Trứ đã không ít lần phải “lên voi, xuống chó”:

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

    Đó cũng là điều dễ hiểu trong chốn quan trường đầy ghen ghét đố kỵ, mưu hại lẫn nhau. Nguyễn Công Trứ tỏ ra rất thản nhiên đón nhận điều đó. Điệp từ “khi… khi” tuy dồn dập nhưng lại mang hơi thở bình thản, đón nhận một cách tự nhiên, vì vậy mà ông cũng đã nói:

Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

    Với Nguyễn Công Trứ, sự nghiệp là quan trọng nhưng ông cũng không quá coi trọng danh lợi. Với ông dù làm ở vị trí nào miễn là được đem sức giúp đời, giúp dân là ông đã thỏa được cái chí làm trai. Đó cũng chính là sự khác biệt của ông với quan lại bấy giờ và thể hiện được sự “ngất ngưởng” của ông.

    "Bài ca ngất ngưởng" như một câu chuyện kể về cuộc đời của tác giả Nguyễn Công Trứ. Nhưng qua đó ta lại thấy hiện lên hình ảnh một con người, với chí làm trai cao cả, một cái tôi sánh ngang với trời đất, một sự “ngất ngưởng” không hề gây khinh ghét mà là cả một sự đáng kính nể, khâm phục.


Phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng - Bài mẫu 2

     Ngay từ tên đầu bài thơ, hai chữ “ngất ngưởng” đã khiến cho ta cảm nhận được những điều khác lạ của tác giả. ít có một tác giả nào vào thời đại ấy lại đặt hai chữ “ngất ngưởng” vào ngay cái đề bài thơ. Đó hẳn cũng là một điều ngất ngưởng.

Rồi sau đó ngay câu đầu tiên tác giả đã nhận định:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

     Không có việc gì trong nhân gian này, trong vũ trụ này không phải việc của ông. Việc nào cũng là việc của ông. Đó không phảisự kiêu ngạo, sự tự cao mà chính là sự đánh giá đúng nhất về bản thân mình, vềsự nghiệp của mình. Không một chút tự ti, ông đã đứng lên chỉ rõ vai trò to lớn của mình, chẳng phải ông đã nói rằng:

     Đã mang tiếng ở trong trời đất Phái có danh gì với núi sông đó sao?

     Nhưng cũng chính vì cái phận sự đó, phải có cái danh với đời, với người đó lẽ ra ông phải sung sướng khi được ra làm quan, làm người cai quản, trông coi cuộc sống cùa nhân dân, nhưng không ông coi như khi đó ông đã “vào lồng”.

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

     Tại sao được làm công việc mình mong muốn, ao ước mà ông coi như sự đè nén, gò bó. “Cái lồng” ở đây chính là cái bộ máy, cái xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cái xã hội mà việc đổi trắng thay đen, sự ganh ghét, đố kỵ xảy ra như cơm bữa. Khi bước chân vào chốn quan trường cũng là lúc Nguyễn Công Trứ biết rằng ông sẽ bị chi phối, sẽ phải làm những việc mà bản thân không muốn. Mặc dù có tài nhưng Nguyễn Công Trứ biết rằng một mình ông thì đâu có thể thay đổi nổi một chế độ đã tồn tại lâu đến như vậy. Tuy nhiên trong câu thơ này, Nguyễn Công Trứ vẫn thể hiện được cái “ngất ngưởng” của mình. Ông đã dám gọi chốn quan trường, xã hội lúc bấy giờ là cái lồng. Đó gần như một cái tát vào mặt bộ mấy quan lại, triều đình vì trước nay có ai dám ngông cuồng như vậy. Trong xã hội phong kiến cũng không ít những nhà nho tiến bộ, những người có ý tưởng phản kháng lại chế độ. Nhưng cũng chẳng mấy ai dám khẳng định lại điều đó trước toàn thể mọi người mà nhất là trên giấy trắng mực đen như Nguyễn Công Trứ. Đó phải chăng chính là sự phá cách của Nguyễn Công Trứ.

     Nguyễn Công Trứ có được sự “chơi ngông” đó cũng bởi một phần ông biết là ông có tài, điều đó chẳng cần giấu giếm:

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

     Một lần nữa Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng”, lần này ông “ngất ngưởng” vì hãnh diện về cái tài của ông. Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được rất rõ cái tôi của mình trong câu thơ này.

Nhưng cũng chính vì có tài, lại mang những tư tưởng tiến bộ nên Nguyễn Công Trứ đã không ít lần phải “lên voi, xuống chó”:

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủdoãn Thừa Thiên.

     Đó cũng là điều dễ hiểu trong chốn quan trường đầy ghen ghét đố kỵ, mưu hại lẫn nhau. Nguyễn Công Trứ tỏ ra rất thản nhiên đón nhận điều đó. Điệp từ “khi… khi” tuy dồn dập nhưng lại mang hơi thở bình thản, đón nhận một cách tự nhiên, vì vậy mà ông cũng đã nói:

Được mất dương dương người tái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong

     Với Nguyễn Công Trứ, sự nghiệp là quan trọng nhưng ông cũng không quá coi trọng danh lợi. Với ông dù làm ở vị trí nào miễn là được đem sức giúp đời, giúp dân là ông đã thoả được cái chí làm trai. Đó cũng chính là sự khác biệt của ông với quan lại bấy giờ và thể hiện được sự “ngất ngưởng” của ông.

     Bài ca ngất ngưởngnhư một câu chuyện kể vềcuộc đời của tác giả Nguyễn Công Trứ. Nhưng qua đó ta lại thấy hiện lên hình ảnh một con người, với chí làm trai cao cả, một cái tôi sánh ngang với trời đất, một sự “ngất ngưởng” không hề gây khinh ghét mà là cả một sự đáng kính nể, khâm phục.

---/---

Với  các bài văn mẫu Phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng do Top lời giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có cái nhìn tổng quát hơn về  tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021