logo

Phân tích 40 câu thơ cuối bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Bạn đang gặp khó khi làm bài Phân tích 40 câu thơ cuối bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!


Phân tích 40 câu thơ cuối bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích 40 câu thơ cuối bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

(Nguyễn Đình Thi)

“Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc

Khi tự do về chói ở trên đầu”…

(Chế Lan Viên)

     Đất nước Việt Nam xinh đẹp đi vào trong thơ ca của biết bao con người, biết bao thế hệ, mỗi người mỗi cách cảm nhận riêng biệt nhưng sâu trong đó đều là một tư tưởng đất nước hòa bình độc lập của chúng ta. Chung trong một chủ đề ấy, nhấn mạnh về niềm tự hào dân tộc cùng truyền thống cha ông và trách nhiệm của những thế hệ sau, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cho ra đời tác phẩm Đất nước đóng góp vào kho tàng thơ Việt Nam một tác phẩm xuất sắc về tình yêu Tổ Quốc.

     Ở đoạn thơ cuối chương, sau khi nhắc đến những truyền thống lịch sử của đất nước, tác giả viết:

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

     Tác giả đã khám phá đất nước trong một hệ quy chiếu 3 chiều để từ đó bật lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tính chất chính luận, sự khái quát của đoạn thơ rất cao.

     Đọc đoạn thơ ta thấy tác giả lần lượt cảm nhận đất nước từ trên những bình diện: trong bề dày lịch sử (thời gian đằng đẵng), không gian địa lý (không gian mênh mông) và nhìn từ chiều sâu của đời sống văn hóa, tinh thần. Dù nhìn ở bình diện nào thì cũng dẫn đến một kết luận: đất nước là của nhân dân.

     “Em ơi em – Hãy nhìn rất xa – Vào bốn nghìn năm Đất nước”. Đất nước có từ cái ngày xửa ngày xưa, bốn nghìn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước từ thưở vừa khai hoang lập ấp.

     Suốt bốn ngàn năm qua đã có 4 ngàn thế hệ cứ truyền tay nhau mà giữ nước non này, họ là nhân dân là những người vô danh khi cần thiết họ xả thân một cách rất nhẹ nhàng để gần gũi gìn giữ đất nước. Họ không để lại tên tuổi trong lịch sử nhưng họ đã để lại cho chúng ta Đất nước tươi đẹp hôm nay.

Phân tích 40 câu thơ cuối bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm (ảnh 2)

     Khi viết về những con người bình dị, cảm xúc của tác giả thể hiện niềm tự hào ngưỡng mộ về trách nhiệm của họ với núi sông đồng thời cũng đặt ra một vấn đề cho thế hệ trẻ lúc ấy (thời kỳ chống Mỹ) là đã có bốn nghìn thế hệ truyền tay nhau giữ nước và giờ đây đến thế hệ chúng ta khi Tổ quốc lâm nguy, liệu chúng ta có ngoảnh mặt làm ngơ được không.

     Khi nhìn vào chiều sâu của lịch sử, tác giả như muốn tạo ra cái mạch ngầm chảy từ quá khứ tới hiện tại để rồi đoạn thơ chuyển ý một cách rất tự nhiên khi nhắc tới trách nhiệm của mỗi người “Trong anh và em hôm nay – Đều có một phần đất nước… Em ơi em đất nước là máu xương mình – Phải gắn bó và san sẻ”

     Tóm lại là khi khám phá bề dày lịch sử tác giả đã nhắc lại công lao của biết bao thế hệ những người dân bình dị, khi cần thiết họ còn đổ cả xương máu để gìn giữ đất nước này cho nhân dân.

     Khi nhìn đất nước từ không gian địa lý, tác giả đã sử dụng phép liệt kê nhiều danh thắng do nhân dân làm ra để tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước này. Nhân dân đã ghi tên tuổi của mình vào mỗi ruộng, núi, gò, sông và vì vậy đất nước này phải là của họ.

     Đất nước nhìn từ nền văn hóa dân gian, phong tục tập quán càng chứng minh rằng từng thói quen, hành động của chúng ta đều mang bóng hình của đất nước xứ sở, đều có chung những đặc tính của giống nòi.

     Với giọng thơ bay bổng kì diệu của huyền thoại của ca dao cổ tích, ở đây tác giả cũng nhắc lại nét đẹp truyền thống của người Việt được khẳng định qua các câu thơ “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” (luôn sống có nghĩa có tình, thủy chung non sông). Biết quý công sức lao động “Cầm vàng mà lội qua sông – Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng” luôn luôn trọng nghĩa tình hơn của cải, sự nhẫn nại kiên trì bền bỉ trong bảo vệ và dựng xây đất nước. “Thù này ắt hẳn còn lâu – Trồng tre thành gậy, gặp đâu đánh què”.

     Trong chương Đất nước, tác giả không chỉ một lần khám phá đất nước từ chiều rộng chiều sâu của phong tục tập quán, sự phong phú của nền văn hóa dân gian để rồi đi đến kết luận “đất nước bắt đầu từ đó” mà những cái đó là những tài sản tinh thần do nhân dân sáng tạo nên đất nước nhất định phải là của nhân dân.

     Bằng những lập luận hết sức nghệ thuật, văn chương nhưng đầy khoa học thực tế, bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm như một bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc cả trên phương diện lịch sử địa lý và lòng dân. Hơn ai hết, những thế hệ học sinh chính là những người cần phải học tập để ghi nhớ công lao và góp sức dựng xây đất nước để xứng đáng với những gì cha ông đã làm cho chúng ta

---/---

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Phân tích 40 câu thơ cuối bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021