Tổng hợp 2 Dàn ý và 5 mẫu Phân tích 4 câu thơ đầu bài Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu hay nhất giúp các em học tốt môn Ngữ văn 11
4 câu đầu: Ước muốn kì lạ, ngông cuồng, hé mở lòng yêu bồng bột vô bờ với cuộc sống của tác giả
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
- Ước muốn táo bạo:
+ Tắt nắng – cho màu đừng nhạt
+ Buộc gió – cho hương đừng bay
Ước muốn kì lạ, liều lĩnh: muốn đoạt quyền tạo hóa để vĩnh cửu hóa cái đẹp, ánh sáng và hương thơm ước muốn tha thiết của niềm yêu
- Cách nói tạo sự chú ý
+ Thể thơ: ngũ ngôn (5 chỗ) phù hợp thể hiện những cảm xúc vồ vập
+ Từ ngữ:
=> Ước muốn giễu cợt, cuồng nhiệt, táo bạo, liều lĩnh lòng yêu cuộc sống cháy bỏng, ý thức sống tận hưởng, tận hiến
1. Mở bài: Giới thiệu đoạn 1 bài thơ Vội Vàng
Một tác phẩm thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn và độc đáo về mạch cảm xúc và triết lí sâu sắc của nhà thơ Xuân Diệu là bài thơ Vội vàng. Bài thơ thể hiện niềm say mê cái đẹp của thiên nhiên, niềm yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả trong cuộc sống. trong bài thơ tác giả đã thể hiện niềm say mê thiên nhiên, tình yêu cuộc sống tha thiết của tác giả được thể hiện rất rõ qua 13 câu thơ đầu của bài thơ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu 13 câu thơ đầu của bài thơ để hiểu rõ về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.
2. Thân bài
- 4 câu thơ đầu thể hiện ước muốn táo bạo, khát vọng mãnh liệt của tác giả, tác giả muốn ngự trị thiên nhiên, tạo hóa
- Thể hiện trái tim yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết và say mê của tác giả
Viết theo thể 5 chữ, ngắn gọn, giàu giá trị biểu đạt.
- Điệp ngữ “Tôi muốn” đầu câu khẳng định cái tôi đầy chủ động của chủ thể trữ tình.
- Biện pháp điệp cấu trúc càng nhấn mạnh được khát vọng mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.
- Tác giả muốn được “tắt nắng”, “buộc gió’ để níu giữ khoảnh khắc tươi mới của màu nắng, hương gió, níu giữ những tinh túy của đất trời.
=> Ước muốn mạnh mẽ, quyết liệt, táo bạo mà vô cùng lãng mạn. Thái độ đáng trân trọng của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống sôi nổi, thiết tha.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận chung về đoạn thơ.
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng.
- Giới thiệu 4 câu đầu bài thơ.
2. Thân bài
- Những câu thơ 5 chữ - nhịp điệu nhanh gấp ...
Xúc cảm vội vàng dường như đã được thể hiện ở khổ đầu tiên của bài thơ: khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ mà phần lớn là những câu thơ tám chữ. Thể loại thơ tám chữ gợi cho ta nghĩ đến cách nói vốn có của ca trù và cách sử dụng của Xuân Diệu cùng thể hiện một nét mới của thơ mới. Còn cách đặt những câu thơ ngắn trong trường hợp này làm nên giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc.
- Ước muốn ngông cuồng táo bạo ...
Một ước muốn kì lạ của thi sĩ. ấy là ước muốn quay ngược qui luật tự nhiên - một ước muốn không thể:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Muốn "tắt nắng", muốn "buộc gió" thật là những ham muốn kì dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được qui luật, làm sao có thể vĩnh viễn hoá được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.
Nhưng trong cách diễn đạt của nhà thơ thì “tắt nắng” và “buộc gió” không phải là ý muốn cuối cùng, vì những câu chẵn của khổ thơ đều bắt đầu bằng một chữ “cho”.
Cho màu đừng nhạt mất,
......
Cho hương đừng bay đi.
Khát vọng ngông cuồng kia cũng xuất phát từ mong muốn giữ lại cái đẹp đẽ cho sự sống. Những câu thơ gợi cảm giác lo âu rằng cái đẹp sẽ giảm hương sắc đi, màu nắng sẽ bớt rực rỡ nếu nắng cứ toả, và làn hương kia sẽ bớt nồng nàn nếu gió cứ bay. Nhưng mong muốn càng trở nên thiết tha hơn khi nhà thơ dùng đến hai lần chữ “đừng” - chứa đựng một nguyện vọng thiết tha. Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận chung về đoạn thơ.
Nhà thơ Thế Lữ đã từng có nhận xét khá tinh tế về Xuân Diệu: Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian. Có thể nói, Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một bộ y phục tối tân, táo bạo, một cảm hứng dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này. Cứ mỗi độ xuân về, trái tim non của những thế hệ trẻ lại rung lên với cảm xúc yêu đời tha thiết, mãnh liệt trước lời ru yêu đời mà thấm thía của Xuân Diệu. Một trong những lời ru yêu đời thấm thía ấy được gửi gắm qua tác phẩm Vội vàng một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Xuân Diệu. Cả bài thơ là niềm yêu đời mãnh liệt, lòng ham sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Đến với 13 câu đầu trong Vội vàng, chúng ta sẽ thấy rõ được ước muốn táo bạo, kì lạ của thi sĩ và bức tranh xuân vẻ đẹp thiên đường trên mặt đất.
Rút ra từ tập Thơ thơ, Vội vàng là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Mở đầu bài thơ là khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn cháy bỏng của thi sĩ:
Tôi muốn tắt nắng đi
màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Xuân Diệu (1916-1985) có bút danh Trảo Nha. là nhà thơ có sự hòa quyện giữa đức tình cần cù, hăng say lao động của quê cha Hà Tình nghèo khó và tâm hồn nồng nàn tha thiết của gió biển Quy Nhơn quê mẹ. Cuộc đời Xuân Diệu sống, lao động và cống hiến hết mình. Xuân Diệu là người yêu đời, ham sống, có nhận thức sâu sắc về giá trị tuổi trẻ và thời gian. Do đó, Xuân Diệu dường như bị rơi vào khủng hoảng khi nhận thức rõ cái tôi cô đơn của trí thức tiểu tư sản trong thời đại đất nước bị thực dân đô hộ. Chỉ với 4 câu thơ ngắn trong bài “Vội vàng”, người đọc sẽ thấy hết những điều đó.
Bốn câu thơ mở đầu nhà thơ xưng “tôi” và tuyên bố muốn tước đoạt cái quyền của Tạo hóa để những gì thuộc về sự sống tươi đẹp phải là vĩnh cửu. Từ ngữ “tôi muốn” được nhắc lại và đặt đầu mỗi câu thơ diễn tả tâm nguyện, nỗi khát khao được sống, được hòa mình với thiên nhiên, được thâu tóm hết những điều tốt đẹp nhất đang diễn ra ở ngoài kia. Dường như Xuân Diệu muốn đoạt đi quyền của tạo hóa. Vốn dĩ nắng, gió là những hiện tượng rất tự nhiên của tạo hóa; nhưng tác giả lại có ý định muốn “tắt nắng” và “buộc gió”. Đó là những việc rất khó khăn, mà thực ra là không thể nhưng Xuân Diệu vẫn muốn đến cháy bỏng. Động từ “tắt” và “buộc” càng khẳng định hơn nữa khát khao mãnh liệt ấy. Đây có thể xem là cái “tôi” độc đáo và đặc biệt của Xuân Diệu tạo cho người đọc một cảm giác rất riêng, rất mới. Ông muốn ôm hết xuân sắc của đời để sống, để yêu mãnh liệt hơn nữa. Dường như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông đã biến cái ham muốn "tắt nắng", "buộc gió" trở nên quá táo bạo, đến độ lo âu trước sự thay đổi của đất trời, cảnh vật...muốn ôm tất cả, muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ,đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa. Nhưng trong cái phi lí đó, vẫn có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn yêu cuộc sống. Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến. Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận như một thiên đường trên mặt đất, một bữa tiệc lớn của trần gian. Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong "Vội vàng" vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khiêu gợi.
Chỉ với bốn câu thơ đầu, Xuân Diệu đã thể hiện một ước muốn kì lạ đến ngông cuồng: tôi muốn tắt nắng/ tôi muốn buộc gió. Đó là những ước muốn kì lạ bởi tắt nắng, buộc gió là công việc của tạo hóa. Đối với Chế Lan Viên “ tất cả cuộc đời chỉ là vô nghĩa”, là khổ đau. Không thích mùa xuân, người thanh niên này muốn ngăn bước chân của nó bằng những gì sót lại của mùa thu trước. Những lá vàng rơi, muôn cánh hoa tàn…với cả “ý thu góp lại” tạo lên hàng rào tâm tưởng để “chắn nẻo xuân sang”.Thế nhưng ở bài “vội vàng” Xuân Diệu dường như có thái độ khác hẳn.Thi sĩ muốn tước đoạt quyền của tạo hóa. Là bởi tắt nắng “cho màu đừng nhạt”, buộc gió”cho hương đừng bay đi”. Hóa ra trong niềm ước hết sức ngộ nghĩnh, ngông cuồng ấy nhà thơ muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi mãi lên hương tỏa sắc giữa cuộc đời này. Niềm ước muốn mang một vẻ đẹp nhân văn của một tâm hồn nghệ sĩ.
Tóm lại đoạn thơ lục ngôn súc tích, ngắn gọn, độc đáo và sáng tạo đã lột tả hết mọi tâm tình của một chàng thi sĩ ý thức sâu sắc về quy luật cuộc đời. Chính nhận thức mới mẻ và quan niệm sống “giao cảm” hết mình với đời đã làm nên một phong cách Xuân Diệu mới mẻ và táo bạo.
Bốn câu đầu bài thơ “Vội vàng” mang một chút bất ngờ, một chút phi lí, một chút đáng yêu của chân dung thi sĩ Xuân Diệu. Đoạn thơ đã hé mở một tâm hồn yêu bồng bột, sống gấp gáp và khao khát vô biên với thế giới thắm sắc đượm hương sẽ được cụ thể hóa trong toàn bộ phần sau bài thơ.
Xuân Diệu là một trong những thi sĩ mới nhất trong số các thi sĩ mới với hồn thơ điển hình cho ngôn ngữ khẩn thiết, yêu đời, thương người và khao khát giao cảm cháy bỏng với cuộc đời. Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, lạ mắt về nội dung và cá tính thơ. “Vội vã” ko chỉ là bài thơ rực rỡ nhất trong tập thơ, bài thơ trước nhất của Xuân Diệu dành tặng toàn cầu nhưng còn là bài thơ hay nhất trong cả cuộc đời của ông. Bài thơ vừa là nguồn xúc cảm dâng tràn, vừa là tuyên ngôn sống của một thi nhân khao khát yêu đời. Bốn câu thơ đầu là đoạn thơ hay nhất trình bày tình yêu thiết tha và niềm ham mê mãnh liệt của thi sĩ đối với cuộc sống tươi đẹp trên nhân gian.
Ngay từ những dòng trước nhất của bài thơ, Xuân Diệu đã ko ngại ngần biểu hiện khát vọng mãnh liệt giữa cuộc đời.
“Tôi muốn mặt trời dừng chiếu sáng
Không để phai màu;
Tôi muốn buộc gió
Đừng để hương bay xa ”.
Ấy là những khao khát ngông cuồng và táo tợn, một tư cách thực thụ của Xuân Diệu. Nhà thơ muốn “dập tắt nắng”, “buộc gió”, đi trái lại quy luật của đất trời, bởi trên hết Xuân Diệu tinh thần được rằng ko có màu nắng nào đẹp bằng nắng xuân, cũng ko có gì mát rượi bằng dễ thương như hương hoa cỏ trong cây lam. Vì thế, anh ân hận rất nhiều, nếu nắng tắt, nếu gió thổi bay hương hoa ngát hương, thanh xuân tươi đẹp ở đâu – điều anh đã kì vọng, mong mỏi và níu kéo suốt cuộc đời? của tất cả niềm ham mê và sự nghiêm chỉnh.
Trong các bài thơ trung đại, chỉ bàn tới những vấn đề non sông và đại sự liên can tới quốc văn. Có thể một chút cá tính tư nhân cũng chỉ dám ẩn sau chữ “ta” thông thường. Tuy nhiên, các thi sĩ mới và ngay cả Xuân Diệu, bản thân mình vẫn chưa hoàn toàn bị phá vỡ.
Bản ngã này đang nói về điều gì xuất sắc? Ấy là khát vọng “tắt nắng”, “buộc gió”. Nhà thơ nghe đâu đang vươn mình để nắm lấy quyền năng của Tạo hóa, chỉnh sửa mọi quy luật của vũ trụ. Ông già Donkihote thậm chí còn tưởng rằng mình đã hạ gục được con quái thú gió, nhưng mà chung cuộc nó chỉ là một “cối xay”. Sau ấy là Xuân Diệu, người quá thèm muốn huyền thoại. Mặt trời và gió thuộc về trời cao, nó ko bị giảm thiểu hoặc bị cấm tiến hành bất cứ loại quyền lực nào. Vậy nhưng thi sĩ lại muốn “tắt”, “buộc”. Hai câu chuyện mạnh bạo nghe đâu làm tăng tâm huyết và lòng tự tin của tác giả.
Tuy nhiên, ko giống như Don Quixote, lý do cho mong muốn hoang đường này hoàn toàn chính đáng:
“Đừng để phai màu”
“Đừng để khói bay xa”
Hóa ra lý do rất dễ dàng. Xuân Diệu – thi sĩ của mùa xuân, tình yêu, tuổi xanh và thời kì. “Prince of Love Poems” lo âu. Nhà thơ lo sợ màu nắng mất tươi, hoa nở sớm tàn, hương thơm cũng sớm tàn. Xuân Diệu càng yêu đắm đuối bao lăm thì càng sợ mất anh bấy nhiêu. Vì thế, con người mới chuẩn bị sống “vội vã”, vội vã. Hai chữ “không” như nguyện ước tâm thành của thi sĩ: giữ cho đẹp hơn của cuộc đời, để hưởng thụ nhiều hơn hương vị của cuộc đời này lúc còn có thể.
Tóm lại, câu thơ cô đọng, hàm súc, ý tứ, thông minh đã nói lên tất cả tâm tình tình cảm của một thi sĩ tinh thần thâm thúy về quy luật cuộc sống. Chính tinh thần mới và tư tưởng “bằng lòng” cuộc sống một cách tối đa đã hình thành một cá tính Xuân Diệu mới mẻ, đậm nét.
Bốn dòng đầu của bài thơ Vội vã tới như một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, một chút thương cho hình ảnh của nhà thơ Xuân Diệu. Câu thơ đã biểu hiện tình yêu xốc nổi, vội vã và khát vọng vô bến bờ về toàn cầu muôn màu muôn vẻ hương thơm sẽ được minh chứng trong suốt phần sau của bài thơ.
Nếu bạn cần tìm một bài thơ trình bày rõ nhất cá tính của Xuân Diệu thì ấy chính là “Vội vã”. Bài thơ này đã cho chúng ta biết về cảm giác rộn rực của tuổi xanh. Thơ Xuân Diệu khi nào cũng vội vã, hấp tấp, là sóng căng, lo âu, khi vui khi buồn cũng nồng thắm, nghiêm chỉnh.
Người ta thường nói “Tốc bất đạt” là bức tự hoạ xuất sắc nhất về lối sống của Xuân Diệu. Vì thế, tác phẩm mang màu sắc chính luận, có thể nói trong bài văn thơ này như sau: Thế gian đẹp lắm, em muốn giữ lấy. Quy luật của tạo hóa ko cho phép tuổi xanh vĩnh cửu. Vì thế, nếu chúng ta muốn sống mau lẹ hơn từng giây, từng phút trong cuộc đời, chúng ta cần phải sống mau lẹ hơn.
Cảm giác chẳng thể lấy lại thời kì và tuổi xanh đã là tư tưởng triết học hàng ngàn năm, nên vấn đề nhưng Xuân Diệu nhắc đến trong bài thơ này ko có gì lạ. Nhưng cái mới lạ của nó là lối diễn tả đầy chất thơ với những biến tấu của trái tim đầy xúc cảm, vui buồn với cuộc đời, với tình yêu, với tuổi xanh.
Bốn dòng mở màn của thi sĩ tuyên bố “tôi” và tuyên bố muốn tước đoạt quyền của Tạo hóa để những gì thuộc về cuộc sống tươi đẹp phải là vĩnh cửu.
“Tôi muốn mặt trời dừng chiếu sáng
Không để phai màu;
Tôi muốn buộc gió
Đừng để hương bay xa ”.
Từ “Tôi muốn” được lặp lại và đặt ở đầu mỗi câu thơ trình bày khát vọng, khát vọng sống, hòa mình với tự nhiên, nắm bắt tất cả những gì tốt cuốn hút nhất đang diễn ra ngoài kia. Hình như Xuân Diệu muốn xóa bỏ quyền thông minh. Mặt trời và gió là hiện tượng thiên nhiên của thiên nhiên; nhưng mà tác giả thiết “tắt nắng”, “buộc gió”. Đây là những điều rất khó, nhưng mà thực tiễn là chẳng thể, nhưng mà Xuân Diệu vẫn muốn tới. Các động từ “tắt” và “buộc” càng khẳng định niềm khát khao mãnh liệt này. Đây có thể xem là một cái “tôi” riêng và đặc trưng của ông Xuân Diệu, đem đến cho người đọc một cảm giác rất mới lạ, lạ mắt. Anh muốn đón chờ mọi sắc màu của cuộc sống để sống, để yêu thêm mãnh liệt.
Nhà thơ lãng mạn người Pháp Bödlele đã từng nói: “Ôi đớn đau thay! ôi đau! thời kì ăn nên làm ra ”. Đối với anh, sự đi lại của thời kì là một nỗi đau. Tuy nhiên, trước sự đi lại của thời kì, Xuân Diệu chỉ biểu hiện cảm giác khẩn trương, vội vã trước thời kì ko kì vọng.
Hình như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của anh đã biến ước vọng “tắt nắng”, “buộc gió” của anh phát triển thành quá táo tợn, tới nỗi lo chỉnh sửa trời đất, cảnh vật. .muốn ôm lấy mọi người, muốn ôm trọn tự nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Mong muốn níu kéo thời kì, ngăn cản sự quay của vũ trụ, đảo ngược quy luật thiên nhiên, anh ta đang muốn cướp đi quyền của Tạo hóa. Nhưng trong cái phi lý đó vẫn là tình yêu của một tâm hồn lãng mạn yêu đời. Với anh, cuộc sống là một niềm hạnh phúc to lao và xuất sắc, sống là để hưởng thụ và hiến dâng hết mình. Xuân Diệu coi toàn cầu này là thiên đàng nơi nhân gian, là đại lễ ở nhân gian. Nhà thơ đã phát minh bằng sự nông nổi to nhất của một tâm hồn ngập tràn khát vọng, nên cuộc đời cũng xuất hiện như một toàn cầu tràn trề tình yêu mùa xuân. Thiên đường ngạt ngào đó xuất hiện trong “Vội vã” vừa là khu vườn tình yêu, mọi thứ đều đang hương sắc, vừa là bàn tiệc với menu thu hút và khiêu khích người yêu.
Ai ấy đã nói: “Xuân Diệu đắm đuối tình yêu, tâm huyết với mùa xuân, bơi trong nắng, bay bay bướm lượn, đầy mây trời xanh”:
Với bài thơ Vội vã, Xuân Diệu đã đưa ra thiên hướng “thơ mới” trong thơ ca Việt Nam. Mới mẻ nhưng mà táo tợn, lạ mắt trong giọng điệu và cách dùng từ, ta ngừng lại, nhất là cảm nhận cuộc sống bằng tất cả cảm quan, bằng trái tim chứa chan mến thương. “Vận tốc” đã trình bày một xúc cảm nghệ thuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân bản thâm thúy. Ấy là tình yêu của con người, tình yêu của cuộc sống. Ấy là tình yêu cảnh quan, yêu mùa xuân và tuổi xanh… Và khao khát mãnh liệt được ở lại với thời kì, để hưởng thụ cái ngọt ngào của cảnh sắc “trong sạch, dịu dàng” của đất trời. Phcửa ải chăng trời đất đã sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên mảnh đất thân yêu này để hát về tình yêu, múa những khúc tình khúc ?! Thơ Xuân Diệu – chạy theo nhịp thời kì.
Nói về Xuân Diệu, nhà thơ Thế Lữ từng chia sẻ: " Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây trên đất của một tấm lòng trần gian". Thực vậy, đọc thơ Xuân Diệu, ta thấy cái đẹp ông cảm nhận được đều hiện có ở chốn trần gian này, đẹp và gần gũi lắm. Đằng sau những cái đẹp ấy, ta ngẫm ra những triết lí, những lời nhắn nhủ mà nhà thơ gửi gắm rất khéo, rất tinh tế. Đọc bài thơ "Vội vàng" của ông, ta có thể cảm nhận được rõ điều đó. Bốn câu thơ đầu tiên của bài đã, đang và sẽ vẫn mãi lưu lại trong tâm hồn người đọc nhiều dấu ấn.
Xúc cảm vội vàng dường như đã được thể hiện ở 4 câu đầu tiên của bài thơ. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ mà phần lớn là những câu thơ tám chữ. Thể loại thơ tám chữ gợi cho ta nghĩ đến cách nói vốn có của ca trù và cách sử dụng của Xuân Diệu cùng thể hiện một nét mới của thơ mới. Còn cách đặt những câu thơ ngắn trong trường hợp này làm nên giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc.
Mặt khác, Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên những câu lẻ hai chữ “tôi muốn”, và chủ đề trữ tình lập tức xuất hiện. Nhà thơ thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, nơi rất ít dám thể hiện cái Tôi. Cách nhà thơ công nhiên khiêu khích thẩm mĩ thơ của thời đại trước, chính là để thể hiện cái tôi trong một khao khát lớn lao, cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá để làm những việc mà chỉ tạo hoá mới làm được như “ tắt nắng đi “ và “buộc gió lại “.
Một ước muốn kì lạ của thi sĩ. ấy là ước muốn quay ngược qui luật tự nhiên - một ước muốn không thể:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Muốn "tắt nắng", muốn "buộc gió" thật là những ham muốn kì dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được qui luật, làm sao có thể vĩnh viễn hoá được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.
Nhưng trong cách diễn đạt của nhà thơ thì “tắt nắng” và “buộc gió” không phải là ý muốn cuối cùng, vì những câu chẵn của khổ thơ đều bắt đầu bằng một chữ “cho”.
Cho màu đừng nhạt mất,
......
Cho hương đừng bay đi.
Khát vọng ngông cuồng kia cũng xuất phát từ mong muốn giữ lại cái đẹp đẽ cho sự sống. Những câu thơ gợi cảm giác lo âu rằng cái đẹp sẽ giảm hương sắc đi, màu nắng sẽ bớt rực rỡ nếu nắng cứ toả, và làn hương kia sẽ bớt nồng nàn nếu gió cứ bay. Nhưng mong muốn càng trở nên thiết tha hơn khi nhà thơ dùng đến hai lần chữ “đừng” - chứa đựng một nguyện vọng thiết tha. Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật.
Trong quan niệm của người xưa, đời là chốn bụi trần, là bể khổ. Đấy là lý do vì sao lánh đời nhiều khi đã trở thành một cách sống mà cả tôn giáo lẫn văn chương đều chủ trương vẫn gọi con người trên hành trình đi tìm sự an lạc tâm hồn. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, đạo Phật tô đậm vẻ đẹp của cõi Niết bàn, coi Tây phương cực lạc, văn học cổ Trung Quốc cũng như văn học trung đại Việt Nam đều đề cao tâm lý hoài cổ, phục cổ, khuyến khích xu hướng tìm về với những giá trị trong quá khứ vàng son một đi không trở lại như đi tìm một thiên đường đã mất. Xuân Diệu và thế hệ những người như ông đã phát hiện ra những điều khác biệt.
Nhẹ nhàng mà sâu sắc, những bức thông điệp mà nhà thơ Xuân Diệu gửi gắm qua hình ảnh thơ, ngôn từ sống động, giàu sức gợi đã để lại trong tâm trí người đọc nhiều ấn tượng khó phai. Qua 4 câu thơ đầu bài, phải chăng có rất nhiều người đọc càng thêm yêu thơ Xuân Diệu và trân quý hơn những tác phẩm của ông và đặc biệt ngưỡng mộ, khâm phục cái tài, cái tinh tế của người nghệ sĩ này.
Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Đây cũng là ba chủ đề chính trong sự nghiệp thơ ca của ông trước cách mạng tháng Tám. Với bốn câu thơ đầu tiên trong bài thơ "Vội vàng", thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống đến mãnh liệt.
Có thể nói trong thơ ca trung đại ít có nhà thơ nào dám khẳng định cái tôi cá nhân của mình một cách táo bạo, và đến với phong trào Thơ mới, cái tôi Xuân Diệu đã bộc lộ một cách vô cùng độc đáo:
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi".
Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm cũng như tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bốn dòng thơ ngũ ngôn như lời đề từ của bài thơ, khẳng định ước muốn đoạt quyền tạo hóa của thi nhân. Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Thi sĩ khao khát giữ lại ánh nắng để "màu đừng nhạt mất", giữ lại gió để cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương. Khao khát "tắt nắng", "buộc gió" thể hiện ý thức làm chủ thiên nhiên của con người.
Điều này vừa hợp lí bởi nhà thơ "yêu tha thiết cái chốn nước non lặng lẽ này" (Hoài Thanh) nhưng cũng vừa vô lý và không thể thực hiện được bởi con người làm sao có thể cưỡng lại được quy luật của tạo hóa, làm sao nắm bắt, điều khiển được những thứ vốn là mỏng manh, ngắn ngủi, không tồn tại được mãi mãi. Chúng ta chỉ có thể thực hiện được những ước muốn đó khi có phép nhiệm màu.
Đồng thời khao khát này cũng thể hiện sự ham sống bồng bột đến mãnh liệt và quan niệm về thời gian của ông. Thời gian tuyến tính một chiều, khi đã trôi qua rồi thì không trở lại nên nhà thơ có khao khát giữ nắng, giữ gió để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất trời.
Ý thơ như trào dâng theo cảm xúc ở thể ngũ ngôn đã lột tả được ước muốn chân thành mà táo tạo của "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh). Đặc biệt, sự xuất hiện của chủ thể trữ tình, của cái tôi cá nhân đã thoát ra khỏi những hệ thống các quy ước, ràng buộc của văn học trung đại. Nhân vật trữ tình xưng "tôi" một cách đầy tự tin và quyết đoán.
Cái tôi cá nhân ấy không ẩn sau cái "ta" chung của cộng đồng, dân tộc mà nó đứng riêng lẻ đầy khí chất bởi với Xuân Diệu, cái tôi là lẽ sống:
"Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất
Không có chi bạn bè nối cùng ta".
(Hy Mã Lạp Sơn)
Sự lặp lại về cấu trúc và hình thức ở các câu thơ 1 - 3, câu thơ 2 - 4 cùng tiết tấu câu thơ nhanh, dồn dập đã thêm một lần nữa tô đậm ước muốn đoạt quyền tạo hóa của Xuân Diệu.
Qua phân tích bốn câu thơ đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu chúng ta đã thấy được một tâm hồn yêu bồng bột, sống gấp gáp và khao khát vô biên với thế giới thắm sắc đượm hương sẽ được cụ thể hóa trong toàn bộ phần sau bài thơ.