logo

Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động cho ví dụ

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động cho ví dụ” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Sinh học 11.


Trả lời câu hỏi: Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động cho ví dụ.

- Vận chuyển thụ động

+ Có sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp (các chất hoà tan trong nước vận chuyển thuận chiều với građien nồng độ).

+ Kích thước chất vận chuyển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng (O2, CO2, H20...). Không tiêu tốn năng lượng.

+ Qua lớp phôtpholipit kép và kênh protein.

- Vận chuyển chủ động

+ Có sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao (các chất hoà tan trong nước vận chuyển ngược chiều với građien nồng độ).

+ Phải có ATP.

+ Nhờ prôtêin vận chuyển đặc hiệu.

Ví dụ:

+ Hiện tượng khi uống càng nhiều nước đường thì ta càng thấy khát. Truyền nước là vận chuyển thụ động

+ Thận thu hồi glucôzo (trong nước tiểu có nồng độ thấp) trở về máu (nơi có nồng độ cao).


 Kiến thức tham khảo về vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động 


I. Vận chuyển chủ động

- Vận chuyển chủ động (hay vận chuyển tích cực) là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao .

- Vận chuyển chủ động (hay vận chuyển tích cực) là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng. 

- Vận chuyển chủ động thường cần có các "máy bơm" đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển.

Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động cho ví dụ

- ATP được sử dụng cho các bơm, ví dụ bơm natri-kali khi được gắn một nhóm phôtphat vào prôtêin vận chuyển (máy bơm) làm biến đổi cấu hình của prôtêin khiến nó liên kết được với 3 Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài tế bào sau đó lại liên kết với 2 K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong tế bào. 

- Nhờ có vận chuyển chủ động mà tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào. 


II. Vận chuyển thụ động

- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.

Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động cho ví dụ (ảnh 2)

- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là sự thẩm thấu. 

- Các chất tan có thể khuếch tán màng sinh chất bằng 2 cách : khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép, khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng tế bào (hình 1 a,b).

Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động cho ví dụ (ảnh 3)
Hình 1. Sơ đồ các kiểu vận chuyển các chất qua màng

a) Khuếch tán trực tiếp.

b) Khuếch tán qua kênh:

c) Vận chuyển chủ động.

- Các dạng môi trường trong cơ thể:

+ Các chất có khuếch tán được qua màng sinh chất vào bên trong tế bào hay không còn tùy thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào cũng như các đặc tính lí hóa học của chúng. 

- Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ của chất tan trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường ưu trương. Khi đó, chất tan có thể di chuyền từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong tế bào.

- Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường đẳng trương.

- Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan thấp hơn so với nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường nhược trương. Khi đó, các chất tan bên ngoài tế bào không thể khuếch tán vào bên trong tế bào được. 

- Đặc điểm các chất thẩm thấu qua màng:

+ Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO, O.. có thể dễ dàng khuếch tán qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất. Các chất phân cực hoặc các ion cũng như các chất có kích thước phân tử lớn như glucôzơ chỉ có thể khuếch tán được vào bên trong tế bào qua các kênh prôtêin xuyên màng. Các prôtêin vận chuyển có thể đơn thuần là các prôtêin có cấu trúc phù hợp với các chất cần vận chuyển hoặc là các cổng chỉ mở cho các chất được vận chuyển đi qua khi có các chất tín hiệu bám vào cổng.

+ Các phân tử nước cũng được thẩm thấu vào trong tế bào nhờ một kênh prôtêin đặc biệt được gọi là aquaporin.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022