logo

Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy thêm kiến thức bộ môn Sinh học 11.


Cảm ứng và cung phản xạ ở động vật 

- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Ví dụ: Khi trời rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại,…

- Động vật có cơ quan cảm ứng chuyên hóa (hệ thần kinh - các tế bào làm nhiệm vụ cảm ứng - neuron).

- Tốc độ trả lời kích thích nhanh, chính xác, nhận biết và phân biệt được nhiều loại kích thích.

Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh

- Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là hình thức điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. 

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)

- Cung phản xạ gồm các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: Thụ quan đau ở da.

+ Đường dẫn truyền vào: Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy.

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: Tủy sống.

+ Đường dẫn truyền ra: Sợi vận động của dây thần kinh tủy.

+ Bộ phận thực hiện phản ứng: Cơ ngón tay.

- Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ. Khi kim châm vào tay, thụ qua đau ở da tiếp nhận kích thích và truyền đến tủy sống qua sợi thần kinh cảm giác; tủy sống tiếp nhận thông tin từ đó tổng hợp, phân tích và hình thành các xung thần kinh theo sợi thần kinh vận động truyền đến các cơ ngón tay làm ngón tay co lại.

- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì phản xạ này là phản xạ tự vệ, chỉ trả lời những kích thích tương ứng. Đây là phản xạ mang tính chất đơn giản và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Phản xạ này là phản xạ sinh ra đã có, có tính chất bền vững và được di truyền.

- Lưu ý: Các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại ki bị kích thích nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ. Ví dụ, phản ứng co của một bắp cơ tách rời khi bị kích thích không được coi là phản xạ vì phản ứng này không được thực hiện nhờ cung phản xạ.


Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh

- Cơ thể đơn bào

- Tiếp nhận và trả lời kích thích hóa học và vật lý trực tiếp

- Hình thức: Chuyển động cơ thể bằng co rút chất nguyên sinh


Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh

- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới

+ Nhóm động vật: Đối xứng tỏa tròn, thuộc ruột khoang

+ Cấu tạo hệ thần kinh: Các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới

+ Hình thức trả lời kích thích: co rút toàn thân

- Cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

+ Đối tượng: Từ ruột khoang trở lên đến côn trùng

+ Cấu tạo chung: Các dây thần kinh tập trung theo chiều ngang và tập trung theo chiều dọc tạo nên các hạch thần kinh dạng bậc thang, dạng chuỗi hạch và dạng chuỗi hạch có hạch não.

+ Hình thức hoạt động: Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể (chủ yếu là phản xạ không điều kiện).


Phân biệt cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật

Tiêu chí Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật
Khái niệm - Là khả năng tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường của các bộ phận cơ thể thực vật để tồn tại và phát triển. - Là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
Đặc điểm

- Phản ứng chậm chạp.

- Không có tổ chức thần kinh

- Phản ứng nhanh hơn nhờ các phản xạ

- Có tổ chức thần kinh

Phân loại - Gồm hướng động và ứng động. - Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới, chuỗi hạch, dạng ống.
icon-date
Xuất bản : 16/04/2022 - Cập nhật : 25/09/2023