Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Phân biệt tự trọng và tự ái là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về lòng tự trọng và tự ái do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo
Tự trọng |
Tự ái |
- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.
- Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
|
- Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
- Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức
- Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm. |
a. Tự trọng là gì
Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là đức tính giúp con người ta có thể nhìn nhận, phân tích và đánh giá sự việc xung quanh, từ đó đưa ra những cách ứng xử giữ gìn phẩm giá và danh dự cho mình. Người có lòng tự trọng là gì? Họ chính là những người luôn hiểu giá trị của mình, biết mình là ai, mình đang bảo vệ điều gì, mình đang có những gì,… Việc của họ là bảo vệ lòng tự tôn của mình, không cho ai xâm phạm và cũng không làm những chuyện trái với lương tâm. Trong một số trường hợp, lòng tự trọng cũng có thể được hiểu là lòng tự tôn. Từ xa xưa, chúng ta đã có không ít tấm gương về lòng tự trọng trong lịch sử. Ngày nay, lòng tự trọng ngày càng được nhân rộng. Phẩm chất tốt đẹp này luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết kiểm soát.
b. Biểu hiện của lòng tự trọng
- Biểu hiện của lòng tự trọng được hiểu đơn giản chính là mỗi người sẽ giữ được bản chất đáng quý của mình. Không vì bất kỳ điều gì muốn đạt được mà làm hạ thấp nhân phẩm của mình. Có thể nêu ra những biểu hiện cơ bản của lòng tự trọng như:
+ Không tham lam vật chất, của cải bất chính.
+ Nhặt được của rơi biết trả lại người mất.
+ Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường cần đỡ họ dậy, biết hỏi han và xin lỗi, trường hợp nặng hơn có thể đưa họ vào bệnh viện.
+ Đi xe tuân thủ luật giao thông, không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu,… để trở thành người có văn hóa khi tham gia giao thông.
+ Ăn nói nhỏ nhẹ, đặc biệt tại những nơi công cộng như trường học, bệnh viện.
+ Trang phục lịch sự phù hợp với hoàn cảnh, môi trường.
c. Ý nghĩa của lòng tự trọng
- Lòng tự trọng không chỉ mang lại điều tích cực trong cuộc sống mà nó còn là một phẩm chất tốt cần được rèn luyện và duy trì. Cuộc sống luôn bộn bề những chông gai và thử thách, lòng tự trọng cũng là phẩm chất giúp chúng ta có động lực vượt qua mọi khó khăn, tiến về phía trước và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Khi con người sở hữu đức tính này, trong mặt mọi người họ đều là những người có giá trị và mức độ uy tín cá nhân rất cao, được yêu quý và tôn trọng. Ngoài ra, lòng tự trọng còn chính là thước đo của sự tôn trọng, khi họ nhìn vào thực sự tôn trọng những người xung quanh, họ sẽ nhận lại sự nể phục và tôn trọng của mọi người.
a. Khái niệm
- Tự ái là từ gốc Hán Việt: Tự là bản thân, ái là yêu. Tự ái là tự yêu bản thân mình, quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức mà sinh ra bực tức, cáu gắt, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường.
- Tự ái trước nhất là thái độ mặc cảm và xấu hổ về bản thân, khi thấy hoặc cảm nhận chủ quan rằng mình kém thua người khác về phương diện này hay phương diện khác. Người tự ái dễ sinh lòng hờn dỗi, ganh ghét, đố kị, mặc cảm với người khác, đặc biệt là người có phần nổi trội hơn mình.
b. Biểu hiện
- Thường bị cảm xúc lấn át
- Họ luôn đặt “cái tôi” của bản thân lên hàng đầu nên trong cuộc sống, công việc cũng như chuyện tình cảm, khi bị người khác chỉ trích, phê bình thì họ rất dễ nổi nóng, bốc đồng. Từ đó có thể đưa ra quyết định sai lầm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Không chịu rút ra kinh nghiệm để tiếp thu cái mới
- Do có cái tôi lớn nên họ luôn giữ vững quan điểm bản thân, không bao giờ chấp nhận quan điểm của người khác. Khi được người khác góp ý, họ cảm thấy không hài lòng và nổi lên tính tự ái. Họ không giờ chịu rút kinh nghiệm từ người đi trước mà luôn suy nghĩ theo quan điểm cá nhân, không chịu hòa nhập với tập thể.
- Kỹ năng làm việc nhóm hạn chế
- Trong quá trình làm việc nhóm, chắc chắn sẽ không tránh khỏi mâu thuẫn, sự bất đồng quan điểm dẫn đến tranh cãi. Và những người tự ái khi bị nói nặng – nhẹ thì sẽ cảm thấy khó chịu, tức giận. Thậm chí, họ có thể rút khỏi nhóm hoặc dự án mà nhóm đang thực hiện. Điều này khiến cho công việc bị gián đoạn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Ích kỷ, vô cảm
+ Người tự ái thường không có khả năng xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ. Bởi vậy, họ luôn tìm cách đổ lỗi cho tất cả mọi thứ. Họ chỉ nhìn thấy những khó khăn, nỗ lực của bản thân mà không nhìn thấy sự cố gắng của người khác.