logo

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là?

Đáp án chi tiết, dễ hiểu của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là?” cùng với những kiến thức mở rộng hay nhất là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn:


Trắc nghiệm: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là

 A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.

 B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.

 C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

 D. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Lời giải: Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân.


Kiến thức tham khảo về bình đẳng trong hôn nhân


1. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và  quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội, được pháp luật quy định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.


2. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

- Luật hôn nhân và gia đình quy định:

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, pháp luật.

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

+ Như vậy Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, không phân biệt ai hơn ai.

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là?

* Bình đẳng giữa vợ và chồng:

- Trong quan hệ nhân thân:

+ Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt

+ Tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau.

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.....

- Trong quan hệ tài sản.

+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, quyền thừa kế, sử dụng, định đoạt...

- Bình đẳng giữa cha mẹ và con

+ Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.

+ Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con

+ Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con.

+ Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên

+ Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.

+ Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ

+ Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ.

+ Không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ

- Bình đẳng giữa ông bà và cháu

+ Ông bà: Có quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.

+ Cháu: phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà (nội, ngoại).

- Bình đẳng giữa anh chị em.

+ Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, đùm bọc giúp đỡ nhau

Xem thêm:

>>> Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào?


3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

- Một là nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình.

- Hai là, nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau.


4. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là gì?

- Căn cứ và quy định cũng như dẫn cứ ở trên về bình đẳng giới thì ta cũng có thể hiểu bình đẳng trên nguyên tắc vợ trong trong hôn nhân được gây dựng trên nguyên tắc về bình đẳng giới. Bình đẳng giới chính là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới. Ở đó phụ nữ và nam giới có vị trí, vai trò, được đối xử và được thụ hưởng ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

- Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã quy định. Theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.”

icon-date
Xuất bản : 21/04/2022 - Cập nhật : 09/05/2022