logo

Phân biệt từ ghép và từ láy

Câu hỏi: Hãy phân biệt từ ghép và từ láy?

Trả lời:

1. Đảo các yếu tố trong từ: Trong từ láy thường có một yếu tố gốc. Yếu tố ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhưng nó thường đứng ở một vị trí nhất định ( trước hoặc sau yếu tố láy). Nghĩa là không thể đảo trật tự các yếu tố trong từ láy. Vì thế nếu một từ phức mà các tiếng trong từ có thể đảo được thì đó là từ ghép. Ví dụ:- các từ sau sẽ là từ ghép: Lả lơi, thì thầm, ngẩn ngơ, thẫn thờ, mù mịt, đau đớn, đảo điên, hắt hiu, hờ hững, khát khao, khắt khe, manh mối, ngại ngần, ngào ngạt, ngây ngất, ngấu nghiến, tha thiết….

– Các từ sau sẽ là từ láy: Đẹp đẽ, ríu rít, chiêm chiếp, rúc rích, san sát, nức nở, tức tưởi, rón rén…

2. Xem xét ý nghĩa của các yếu tố: Nếu không đảo được nhưng cả 2 yếu tố của từ phức ấy đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép vì từ láy chỉ có một yếu tố có nghĩa.

Ví dụ:

– Các từ sau sẽ là từ ghép: Đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền (chiền nghĩa là chùa), bợm bãi (bãi là kẻ lừa dối), tơ tưởng (tơ: yêu), đồn đại (đại: biến âm từ đãi, cũng có nghĩa là đồn), thành thực, đu đưa, đình đốn, duyên dáng, hài hòa, lê la, hão huyền, vá víu, vân vê…vì cả hai yếu tố đều có nghĩa.

– Các từ sau sẽ là từ láy: Xao xác, râm ran, não nề, lăn tăn, nhấp nhô, lào xào,nao nao…

3. Xem xét quy luật hài thanh. Nếu các yếu tố trong một từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép, còn các từ láy sẽ theo quy luật âm vực sau:

– Âm vực cao: ngang (không), hỏi, sắc.

– Âm vực thấp: huyền, ngã, nặng.

Ví dụ: * Các từ sau đây sẽ là từ ghép:

+ Âm vực cao- thấp: khít khịt, mít mịt, phứa phựa, tí tị, ú ụ, chói lọi, cuống cuồng, sóng soài, dúi dụi, thớ lợ, ân cần, nháo nhào.

+ Âm vực thấp- cao: cộc lốc, trọc lóc, trật lất, lạng lách, đìu hiu, tạp nham, gọn lỏn.

* Các từ sau là từ láy: bịn rịn, bồn chồn, cuồn cuộn, chễm chệ, quần quật…

4. Dựa vào nguồn gốc của từ.

Các từ láy là sản phẩm của phương thức láy ( láy âm, láy vần, láy toàn bộ), một phương thức tạo từ của riêng Tiếng Việt. Do đó chúng phải là những từ thuần Việt. Các từ Hán- Việt không phải là từ láy cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm.

Ví dụ:

– Các từ sau sẽ là từ ghép: Linh tinh, mĩ mãn, nhũng nhiễu, nhã nhặn, vĩnh viễn, lẫm liệt, ngôn ngữ, nhục nhã, tâm tính, tinh tú, tham lam, náo nức, hội họa, lý lịch, báo cáo, hải hà, biên niên, bức bách, lí luận, lao lí, biến thiên, ban bố…(vì nó là các từ Hán- Việt)

– Các từ sau sẽ là từ láy: sần sùi, sùng sục, chông chênh, bấp bênh…

* Như vậy để biết một từ nào đó có phải là từ láy hay không, phải xem nó có thỏa mãn những điều kiện sau không:

+ Không đảo được vị trí các yếu tố trong từ.

+ Chỉ có một yếu tố có nghĩa

+ Các thanh điệu phải cùng âm vực

+ Từ phức Hán- Việt không phải là từ láy.

Cùng Top lời gải tìm hiểu kỹ hơn về các yếu tố phân biệt từ láy và từ ghép nhé


1. Định nghĩa các loại từ trong câu

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Trong đó “từ” bao gồm từ đơn và từ phức. Mỗi từ mang đầy đủ một nghĩa nhất định.

Từ đơn là những từ chỉ có một tiếng tạo thành. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như từ mượn nước ngoài (ghi-đông, tivi, ra-đa,…) được xếp vào từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…

Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành.

Ví dụ: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…

Trong từ phức bao gồm hai loại: Từ láy và từ ghép

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

Cha mẹ => cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Cây cỏ => cây, cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Ví dụ:

Long lanh  => láy phụ âm đầu

Lấm tấm => láy vần “ấm”

Ầm ầm => láy toàn bộ.


2. Mẹo phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo của từ rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, để học sinh tháo gỡ những khúc mắc và có phương pháp nhận diện tiện ích, cô Vân Anh đã tổng hợp 4 đặc điểm thường gặp ở từ láy và từ ghép để phân biệt chúng:

[CHUẨN NHẤT] Phân biệt từ ghép và từ láy

Ngoài ra, để phân biệt từ láy và từ đơn đa âm tiết, cô Vân Anh cũng nhấn mạnh: “Nếu hai hoặc nhiều tiếng không có nghĩa, có quan hệ âm vần nhưng tạo thành một từ chỉ sự vật thì từ đó là từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: “tivi” là từ láy hay từ đơn?

“ti” và “vi” khi tách riêng đều không mang nghĩa, giữa hai chữ lặp lại vần “i” nên rất giống các dấu hiệu của một từ láy. Tuy nhiên, tivi là danh từ chỉ sự vật, vì vậy đây là từ đơn đa âm tiết. Thực chất từ “tivi” là từ mượn nước ngoài để chỉ một hệ thống điện tử viễn thông.

Ta cũng có thể dựa vào một số đặc điểm hình thức viết như có dấu “-” nối giữa các từ thì từ đó là từ mượn nước ngoài – từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: ra-đa, ghi-đông,…

icon-date
Xuất bản : 07/08/2021 - Cập nhật : 07/08/2021

Tham khảo các bài học khác