logo

Lý thuyết về Từ láy - Khái niệm, phân loại, tác dụng, các nhận biết


1. Khái niệm về từ láy là gì?

– Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.
– Các tiếng đó có thể là một tiếng hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại tạo thành một từ có nghĩa.
Ví dụ: Lấp lánh, tròn trịa, lung linh, lan man,…


2. Từ láy có mấy loại

Từ láy là các từ có thể giống nhau về vần hoặc về âm, hay có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần. Từ láy được chia làm 2 loại:


2.1. Từ láy toàn bộ

Từ láy toàn bộ là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần của tiếng kia.

Thông thường, những từ láy toàn bộ này thường mang ý nghĩa giúp nhấn mạnh một vấn đề, sự vật, sự việc, hiện tượng. Đồng thời, một số trường hợp thì người dùng tạo ra từ hài hòa, tinh tế khi dùng từ láy vào để có sự thay đổi về phụ âm cuối, thanh điệu như tim tím, thoang thoảng, mơn mởn….

Ví dụ: Trăng trắng, mơn mởn, đo đỏ, hồng hồng, ào ào, hằm hằm, lanh lảnh, thoang thoảng…: đây là từ láy toàn bộ có thay đổi thanh sắc cuối để nghe hài hòa hơn.

Xa xa, xanh xanh, hồng hồng, rưng rưng…: đây là từ láy toàn bộ để tạo cảm giác mạnh hơn.
Ví dụ khác: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom…

Một số từ láy khác có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. 


2.2 Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận bao gồm:

+ Láy âm (nguyên âm): là những từ có phần âm lặp lại nhau.
Ví dụ: Long lanh: láy âm đầu là “l”
Thoang thoảng: láy âm đầu là “th”
Mênh mang, mênh mông: láy âm đầu là “m”
Ví dụ khác: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác,mới mẻ, mênh mông, móm mém, máy móc, miên man, nhỏ nhắn, tròn trĩnh, gầy guộc, mếu máo

+ Láy vần (phụ âm): là những từ có phần vần lặp lại nhau.
Ví dụ: Tím lịm: láy vần “im”
Liêu xiêu: láy vần “iêu”
Tào lao: láy vần “ao”
Ví dụ khác: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…


3. Tác dụng của từ láy

Cấu tạo của từ láy là từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi ghép lại với nhau lại tạo thành một từ có nghĩa. Trong các văn bản văn học, các tác phẩm thơ ca, từ láy có tác dụng miêu tả hình dạng, nhấn mạnh đặc điểm của tâm lý, tình trạng, tinh thần, tâm trạng… của con người, các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.

Ví dụ: 
+ Em luôn luôn chăm ngoan và học giỏi: ở đây từ láy là “luôn luôn” được nhấn mạnh rằng em luôn siêng năng, ngoan ngoãn và học giỏi.
+ Tớ đang rất rất là bận không thể nói chuyện được: Từ láy “rất rất” khẳng định tớ đang bận không thể trò chuyện cùng bạn vào lúc này.
+ Bạn thật mũm mĩm: Miêu tả sự đáng yêu và mũm mĩm 
+ Tú là một học sinh be bé của trường chúng ta: Từ láy là “be bé” khẳng định cô Tú này là một người khá nhỏ bé.


4. Các lỗi thường gặp khi làm bài tập từ láy

Không nhận biết được đâu là từ láy: 

Từ láy cũng khá đa dạng, cùng với việc bé không nắm được lý thuyết cũng dễ dẫn tới việc không nhận biết được từ láy là từ nào khi làm bài tập.

Dễ nhầm lẫn từ láy và từ ghép: 

Cả hai loại từ này đều thuộc từ phức, chúng có đặc điểm hao hao giống nhau. Chính vì vậy khi làm bài tập đòi hỏi bé phải biết cách phân biệt từ ghép và từ láy để tránh nhầm lẫn.  

Không nắm được các kiểu từ láy để làm bài tập: 

Trong từ láy chỉ có 2 loại là từ láy toàn bộ và bộ phận. Nhưng vì không nắm được bản chất của cả hai loại này nên cũng dễ khiến bé gặp khó khăn khi làm bài tập.

Không biết đặt câu với từ láy: 

Bởi vì các từ láy thường mang các ý nghĩa miêu tả, nhấn mạnh vấn đề nhưng có nhiều từ khó nên các bé thường không hiểu được nghĩa để đặt câu với chúng.


5. Phân biệt từ láy với từ ghép


5.1. Đảo các yếu tố trong từ

Trong từ láy thường có một yếu tố gốc. Yếu tố ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhưng nó thường đứng ở một vị trí nhất định ( trước hoặc sau yếu tố láy). Nghĩa là không thể đảo trật tự các yếu tố trong từ láy. Vì thế nếu một từ phức mà các tiếng trong từ có thể đảo được thì đó là từ ghép. Ví dụ:- các từ sau sẽ là từ ghép: Lả lơi, thì thầm, ngẩn ngơ, thẫn thờ, mù mịt, đau đớn, đảo điên, hắt hiu, hờ hững, khát khao, khắt khe, manh mối, ngại ngần, ngào ngạt, ngây ngất, ngấu nghiến, tha thiết….
– Các từ sau sẽ là từ láy: Đẹp đẽ, ríu rít, chiêm chiếp, rúc rích, san sát, nức nở, tức tưởi, rón rén…


5.2. Xem xét ý nghĩa của các yếu tố

Nếu không đảo được nhưng cả 2 yếu tố của từ phức ấy đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép vì từ láy chỉ có một yếu tố có nghĩa.
Ví dụ:
– Các từ sau sẽ là từ ghép: Đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền (chiền nghĩa là chùa), bợm bãi (bãi là kẻ lừa dối), tơ tưởng (tơ: yêu), đồn đại (đại: biến âm từ đãi, cũng có nghĩa là đồn), thành thực, đu đưa, đình đốn, duyên dáng, hài hòa, lê la, hão huyền, vá víu, vân vê…vì cả hai yếu tố đều có nghĩa.
– Các từ sau sẽ là từ láy: Xao xác, râm ran, não nề, lăn tăn, nhấp nhô, lào xào,nao nao…


5.3. Xem xét quy luật hài thanh

Nếu các yếu tố trong một từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép, còn các từ láy sẽ theo quy luật âm vực sau:
– Âm vực cao: ngang (không), hỏi, sắc.
– Âm vực thấp: huyền, ngã, nặng.
Ví dụ: * Các từ sau đây sẽ là từ ghép:
+ Âm vực cao- thấp: khít khịt, mít mịt, phứa phựa, tí tị, ú ụ, chói lọi, cuống cuồng, sóng soài, dúi dụi, thớ lợ, ân cần, nháo nhào.
+ Âm vực thấp- cao: cộc lốc, trọc lóc, trật lất, lạng lách, đìu hiu, tạp nham, gọn lỏn.
* Các từ sau là từ láy: bịn rịn, bồn chồn, cuồn cuộn, chễm chệ, quần quật…


5.4. Dựa vào nguồn gốc của từ.

Các từ láy là sản phẩm của phương thức láy ( láy âm, láy vần, láy toàn bộ), một phương thức tạo từ của riêng Tiếng Việt. Do đó chúng phải là những từ thuần Việt. Các từ Hán- Việt không phải là từ láy cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm.
Ví dụ:
– Các từ sau sẽ là từ ghép: Linh tinh, mĩ mãn, nhũng nhiễu, nhã nhặn, vĩnh viễn, lẫm liệt, ngôn ngữ, nhục nhã, tâm tính, tinh tú, tham lam, náo nức, hội họa, lý lịch, báo cáo, hải hà, biên niên, bức bách, lí luận, lao lí, biến thiên, ban bố…(vì nó là các từ Hán- Việt)
– Các từ sau sẽ là từ láy: sần sùi, sùng sục, chông chênh, bấp bênh…
* Như vậy để biết một từ nào đó có phải là từ láy hay không, phải xem nó có thỏa mãn những điều kiện sau không:
+ Không đảo được vị trí các yếu tố trong từ.
+ Chỉ có một yếu tố có nghĩa
+ Các thanh điệu phải cùng âm vực
+ Từ phức Hán- Việt không phải là từ láy.


6. Các mẹo để phân biệt nhanh từ láy với từ ghép

Cách 1: Láy âm là phương thức cấu tạo riêng của từ Tiếng Việt, Từ Hán Việt nói chung không có dạng láy âm( trừ trường hợp yếu tố gốc Hán đã được Việt hoá hoàn toàn). Cho nên, nếu biết chắc chắn một từ hai âm tiết là từ Hán Việt thì xác định nó là từ ghép nghĩa chứ không phải là từ láy âm, dù bề ngoài có dạng láy âm ngẫu nhiên. Ví dụ: cập kê, lãng đãng, tư lự, tử tế….. Dĩ nhiên muốn áp dụng cách này cần không ngừng bổ sung kiến thức về từ ngữ gốc Hán

Cách 2: Ranh giới để phân biệt một từ thuần Việt và một từ láy đôi thuần Việt là : Ở từ ghép hai âm tiết, cả hai tiếng đều có nghĩa. Ví dụ: che chắn, trai trẻ, máu mủ…… Còn từ láy đôi thì chỉ một tiếng gốc là có nghĩa, còn tiếng kia là tiếng láy lại, không có nghĩa hoặc mất nghĩa, có trường hợp cả hai tiếng đều vô nghĩa.
Có thể phân biệt bằng cách tách riêng từng tiếng , nếu mỗi tiếng khi đứng độc lập đều có nghĩa thì đó là từ ghép song song ( hoặc đẳng lập). Ví dụ : đau đớn, khao khát, lãi lời, đau đớn, ngây ngất……nếu chỉ một tiếng có nghĩa thì đó là láy âm. Ví dụ: lạnh lùng, làm lụng, phập phồng, lảm nhảm……chỉ có tiếng lạnh, làm, phồng, nhảm …là tiếng gốc có nghĩa .

Cách 3: Đảo trật tự các tiếng trong từ hai âm tiết nghi vấn. Nếu đảo được thì đó là từ ghép nghiã ( Vì láy âm nói chung – không đảo được).Ví dụ : đoạ đày/ đày đoạ, gìn giữ/ giữ gìn, mờ mịt/ mịt mờ, ngơ ngẩn/ ngẩn ngơ, thẫn thờ/ thờ thẫn,….. đều có thể đảo trật tự các tiếng trong từ nên là các từ ghép nghĩa. Các từ : lạnh lùng, tần ngần, ngỡ ngàng, rõ ràng, thấm thoắt , thập thò….là các từ láy âm.
Cách này có mặt hạn chế là do quy luật ngữ âm hoặc do người dùng muốn tạo sự mới mẻ nên một số từ láy âm đích thực cũng đảo được trật tự . Ví dụ : nhớ nhung/ nhung nhớ, da dết/ diết da, nhố nhăng/ nhăng nhố….nên có thể gây ra nhầm lẫn.

Cách 4: Gặp một số từ phức trong đó có một tiếng nào đó không rõ nghĩa , nếu thấy xuất hiện trong một số tù phức có tiếng gốc khác nhau thì thường từ phức đó là từ ghép nghĩa. Ví dụ : thành tố rỡ trong các từ: rạng rỡ, mừng rỡ, rực rỡ.


7. Các dạng bài tập về từ láy

Sau khi hiểu rõ từ láy là gì, các bạn học sinh phải biết cách áp dụng những kiến thức đã học để hoàn thành nhuần nhuyễn các dạng bài tập sau: 
- Dạng 1 – Bài tập nhận biết từ láy: Dạng bài tập này sẽ củng cố kiến thức về định nghĩa của từ láy và cách phân biệt chúng với từ ghép. 
Ví dụ: Hãy xác định từ láy và từ ghép trong danh sách các từ sau: Nhà cửa, chí khí, lủng củng, cứng cáp, mộc mạc, dũng cảm, dẻo dai. 
+ Từ láy: Lủng củng, mộc mạc.
+ Từ ghép: Nhà cửa, chí khí

- Dạng 2 – Bài tập xác định kiểu từ láy: Ôn tập và củng cố kiến thức về cách phân loại từ láy.
Ví dụ: Hãy cho biết các từ láy dưới đây thuộc kiểu từ láy nào: Mải miết, thăm thẳm, tít tắp, mơ màng, phẳng phiu, hun hút. 
+ Từ láy toàn bộ: Thăm thẳm.
+ Từ láy bộ phận: Mải miết, tít tắp, mơ màng, phẳng phiu, hun hút.

- Dạng 3 – Bài tập xác định từ láy trong một đoạn văn, đoạn thơ cho trước và cho biết công dụng của chúng: Dạng bài tập này củng cố kiến thức về cách nhận biết từ láy và tăng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh bằng cách xác định vai trò, tác dụng của từ láy trong đoạn văn đó. 
Ví dụ: Xác định từ láy hiệu quả sử dụng từ láy trong bài thơ “Thương Vợ” của Tú Xương: 
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trong bài thời trên, tác giả đã sử dụng hai từ láy: lặn lội, eo sèo gợi lên thực cảnh mưu sinh vất vả của bà Tú trong một không gian rợn ngợp và đầy nguy hiểm. Đồng thời, cũng thể hiện lòng xót thương vợ da diết và sự bất lực của ông Tú: 
+ Từ láy “Lặn lội”: Gợi sự lam lũ, cực nhọc đầy gian truân. Kèm theo đó là hình ảnh ẩn dụ “thân cò” gợi lên nỗi vất vả, khó khăn của người vợ phải lam lũ mưu sinh nuôi cả gia đình. 
+Từ láy “Eo sèo” gợi lên khung cảnh chen lấn, giành giật, xô đẩy nhau.

icon-date
Xuất bản : 07/08/2021 - Cập nhật : 10/08/2022

Tham khảo các bài học khác