logo

Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?

Nước là một hợp chất hóa học bao gồm hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy . Tên nước thường đề cập đến trạng thái lỏng của hợp chất. Pha rắn được gọi là nước đá và pha khí được gọi là hơi nước. Một đều thú vị rằng là mặc dù là nước nhưng nước ở thể lỏng có khối lượng riêng lớn nhất.


Trắc nghiệm: Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?

A. Thể rắn

B. Thể lỏng

C. Thể hơi

D. Khối lượng riêng ở cả 3 thể giống nhau

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Thể lỏng

Nước ở thể lỏng có khối lượng riêng lớn nhất


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Nước ở thể lỏng có khối lượng riêng lớn nhất vì ở thể lỏng khoảng cách giữa các mạng tinh thể tăng lên khối lượng riêng đạt lớn nhất còn ở thể rắn tinh thể mạng không gian được hình thành nên khối lượng riêng nhỏ và ở thể khí còn nhỏ hơn nữa


Kiến thức vận dụng về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.


1. Chất lỏng

Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?

Chất lỏng là một chất lưu gần như không nén mà thay đổi hình dạng cho phù hợp với hình dạng của vật chứa nó nhưng vẫn giữ một khối lượng gần như liên tục không phụ thuộc vào áp suất. Nó là một trong bốn trạng thái cơ bản của vật chất (các trạng thái khác là chất rắn, chất khí và plasma), và là trạng thái duy nhất có thể tích xác định nhưng không có hình dạng cố định. Chất lỏng được tạo thành từ các hạt vật chất dao động cực nhỏ, chẳng hạn như nguyên tử, được giữ với nhau bằng liên kết giữa các phân tử. Giống như chất khí, chất lỏng có thể chảy và có hình dạng của vật chứa nó. Hầu hết các chất lỏng chống lại sự nén, mặc dù những chất khác có thể bị nén. Không giống như chất khí, chất lỏng không phân tán để lấp đầy mọi không gian của vật chứa, và duy trì một mật độ khá ổn định. Một tính chất đặc biệt của trạng thái lỏng là sức căng bề mặt, dẫn đến hiện tượng thấm ướt. Nước cho đến nay là chất lỏng phổ biến nhất trên Trái Đất.

>>> Xem thêm: Chất lỏng có đặc điểm gì?


2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Lưu ý: Chất lỏng bao giờ cũng phải đựng trong một bình chức bằng chất rắn. Khi được nung nóng thì cả bình chứa và chất lỏng trong bình đều nở ra. Do đó sự nở của chất lỏng mà chúng ta quan sát được trong thí nghiệm được gọi là sự nở biểu kiến, trong đó sự nở của bình không được tính đến. Tuy nhiên, ở trình độ lớp 6 không cần phân biệt sự nở biểu kiến và sự nở thật của chất lỏng.

Nguyên nhân của sự nở bất thường của nước là sự thay đổi cách sắp xếp của các phân tử nước thành những nhóm có tính chất ổn định khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau.


3. Bài tập

Câu 1: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.

B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.

C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.

D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.

Đáp án: D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.

Giải thích:

Hai bình như nhau, chứa lượng chất lỏng như nhau, nhiệt độ ban đầu như nhau. Khi cho vào nước nóng thì nước bình A dâng cao hơn bình B → Chất lỏng trong bình A nở nhiều hơn bình B → Hai chất lỏng nở khác nhau → hai chất lỏng khác nhau.

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng.

Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.

A. Nước trào ra nhiều hơn rượu

B. Nước và rượu trào ra như nhau

C. Rượu trào ra nhiều hơn nước

D. Không đủ cơ sở để kết luận

Đáp án: C. Rượu trào ra nhiều hơn nước

Câu 3: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

Đáp án:

Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.

----------------------

Qua bài viết trên Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất? Chúng tôi mong rằng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 25/05/2022 - Cập nhật : 25/05/2022