Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ hai thế giới là gì?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Đế quốc thực dân Pháp là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mỹ
Trả lời
Đáp án đúng: B. Pháp
Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ 2 thế giới là Pháp. Bằng 1/3 diện tích thuộc địa của Anh, đó là các thuộc địa ở châu Phi là An-giê-ri, Tuy-ni-di, thuộc địa ở châu Á như Việt Nam, Lào và một số đảo trên Thái Bình Dương.
Đế quốc thực dân Pháp bao gồm các thuộc địa hải ngoại, xứ bảo hộ và lãnh thổ ủy thác nằm dưới sự cai trị của Pháp từ thế kỷ 16 trở đi. Các nhà sử học thường phân biệt "Đế quốc thực dân Pháp thứ nhất" tồn tại cho đến năm 1814, khi phần lớn lãnh thổ hải ngoại bị mất hoặc bị bán và "Đế quốc thực dân Pháp thứ hai" kể từ cuộc xâm lược Algerie năm 1830. Ở đỉnh điểm, đế quốc Pháp là một trong những đế quốc lớn nhất. Bao gồm cả chính quốc Pháp, tổng diện tích của toàn đế quốc đạt 13,500,000 km2 năm 1920, với dân số 150 triệu người vào năm 1936.
a. Kinh tế
Do hậu quả của chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới (sau Anh), đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh). Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: Đường sắt, khai mỏ. luyện kim, thương mại.
Một số ngành công nghiệp mới ra đời và tăng trưởng rất nhanh: Điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô… Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ. gặp khó khăn trong sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.
Trong bối cảnh đó, các công ti độc quyền ra đời và dần dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn đầu tư ra nước ngoài. Năm 1914, Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrăng, trong đó hơn một nửa cho nước Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước Cận Đông, Trung Âu và MT La-tinh vay, chỉ có 2 - 3 tỉ đưa vào thuộc địa.
Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì phần lớn tư bản được đầu tư cho các nước chậm phát triển vay với lãi suất cao.
Về chính trị, từ sau cách mạng 4 - 9 - 1870, nền Cộng hòa thứ ba ở Pháp được thành lập. Chính phủ cộng hòa thi hành các chính sách đàn áp nhân dân, tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa. Sau khi chế độ Napoléon III sụp đổ năm 1870, một số đảng Cộng hòa cánh tả cực đoan đã xông vào Paris và kiểm soát các cơ quan chính phủ. Công xã Paris được thành lập vào đầu năm 1871, trở thành chế độ vô sản đầu tiên, nhưng nó đã sớm bị quân đội hoàng gia đàn áp.
Pháp cũng có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới, bằng 1/3 diện tích thuộc địa của Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-da-ga-xca…), ở châu Á (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) và một số đảo trên Thái Bình Dương.
Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ làm xuất hiện việc cạnh tranh gay gắt, tập trung sản xuất và tư bản. Các công ti độc quyền lớn hình thành, chi phối đời sống xã hội.
b. Thuộc địa
Thông qua liên minh với nhiều bộ tộc người bản xứ, người Pháp đã có thể kiểm soát được phần lớn lục địa Bắc Mỹ một cách lỏng lẻo. Các khu vực định cư của Pháp nói chung chỉ giới hạn trong Thung lũng sông St. Lawrence. Trước khi thành lập Hội đồng chủ quyền năm 1663, các lãnh thổ của Tân Pháp là các thuộc địa thương mại.
Khi đế quốc thuộc địa Pháp ở Bắc Mỹ phát triển, họ cũng bắt đầu xây dựng thuộc địa nhỏ nhưng béo bở hơn ở Tây Ấn. Pháp định cư dọc bờ biển Nam Mỹ ở vị trí ngày nay là Guiana thuộc Pháp bắt đầu vào năm 1624, và thuộc địa được thành lập trên đảo Saint Kitts năm 1625 (hòn đảo này được chia sẻ với người Anh cho đến Hiệp ước Utrecht năm 1713, khi nó bị nhượng đi hoàn toàn). Compagnie des Îles de l'Amérique thành lập các thuộc địa ở Guadeloupe và Martinique vào năm 1635, và một thuộc địa sau này được thành lập trên đảo Saint Lucia vào năm 1650. Các đồn điền sản xuất thực phẩm ở đó được xây dựng và duy trì bởi nô lệ. Cuộc khởi nghĩa của dân bản địa dẫn đến diệt chủng Carib năm 1660.