logo

Nói và nghe - Luyện tập và vận dụng - Ôn tập Học kì 1 SGK 10 trang 159 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Nói và nghe - Luyện tập và vận dụng - Ôn tập Học kì 1 SGK 10 trang 159 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Nội dung 1

Thảo luận về một vấn đề đời sống hoặc văn học có nhiều ý kiến khác nhau do các bạn tự chọn, dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm riêng của mình (chú ý sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ).

Lời giải 

VD: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Belinsky (1811- 1848) cho rằng: Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

1. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói cần nghị luận, nêu vấn đề nghị luận: Giá trị của thơ.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu nói: Vai trò của cuộc đời với thơ ca, giá trị của thơ ca là cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

- Thơ trước hết là cuộc đời:

  + Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn chương là gắn bó sâu sắc với cuộc sống và vì cuộc sống - giá trị nhân đạo.

  + Thơ được kết tinh bởi những rung động và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ với thế giới xung quanh nên chất liệu thơ chính là những chất liệu từ cuộc sống. Đó có thể là những sự vật hoặc từ chính cuộc đời nhà thơ.

  + Lấy dẫn chứng phân tích: Sang thu, Tây Tiến... phân tích chất liệu cuộc đời được sử dụng để sáng tạo bài thơ.

  + Đánh giá lại giá trị của thơ.

- Thơ là nghệ thuật:

  + Nếu cuộc đời bước vào trong thơ mà không được trau chuốt sẽ thô sơ và không có tính nghệ thuật.

  + Tất cả chất liệu cuộc sống được phát hiện và chọn lựa đều phải được mài giũa mới trở thành hình ảnh thơ.

  + Nhà thơ thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật để đưa cuộc sống bình thường vào những bài thơ dạt dào cảm xúc

  + Dẫn chứng: thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Huy Cận...

3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu nói và rút ra bài học tiếp nhận văn học.


Nội dung 2

Giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm văn học (thơ trữ tình, truyện thần thoại, sử thi, kịch bản chèo, tuồng dân gian....) theo danh mục được gợi ý trong các phần củng cố, mở rộng sau mỗi bài học.

Lời giải 

VD: Giới thiệu về Chữ Người tử tù – Nguyễn Tuân.

1. Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân

  Nguyễn Tuân theo chủ nghĩa xê dịch. Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, và những phong cảnh tuyệt mĩ. Với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác ông đã tạo nên những tác phẩm rất có giá trị về mặt nội dung cũng như nghệ thuật và Chữ người tử tù là một tác phẩm như thế.

2. Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù

Nói và nghe - Luyện tập và vận dụng - Ôn tập Học kì 1 SGK 10 trang 159 - Văn Kết nối tri thức

a) Xuất xứ:

    Truyện ngắn “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in năm 1938 trên báo Tao Đàn. Năm 1940: được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên thành “Chữ người tử tù” 

b) Nội dung: trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân tập trung ca ngợi cái đẹp, cái tài, cái thiên lương.

- Khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Đặc biệt là vẻ đẹp khí phách, tài hoa, “thiên lương’ của Huấn Cao.
=> Đó là vẻ đẹp của những con người tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Còn viên quản ngục tuy không làm nghệ thuật nhưng có một tâm hồn nghệ sĩ : Say mê và quý trọng cái đẹp
=> Qua hai hình tượng này, tác giả đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời
- Cảnh cho chữ: Đây là đoạn văn thể hiện nổi bật chủ đề của thiên truyện : Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác,
=> Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người

c) Nghệ thuật: Chữ người tử tù còn đặc biệt xuất sắc bởi những giá trị nghệ thuật mà tác giả xây dựng.

Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, không khí cổ xưa tạo ra những đặc sắc cho câu chuyện

Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản ngục, đặc biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn bị đảo lộn để nâng cao vị thế của Huấn Cao - đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối, bẩn thỉu, tà ác.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa, cũng là để tạo cơ hội cho nhân vật Huấn Cao bộc lộ hết khí khái, bản chất của mình

3. Tổng kết 

      Truyện ngắn Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc cho thấy tài năng nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.


Nội dung 3

Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua? Hãy lập đề cương cho bản báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm đó và trình bày trước nhóm học tập

Lời giải 

Đề cương báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm:

1. Mở bài

- Giới thiệu về trải nghiệm của lớp học

+ Trải nghiệm ấy diễn ra vào thời gian, thời điểm nào

+ Nêu ấn tượng chung về trải nghiệm đáng nhớ đó

2. Thân bài

- Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:

+ Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào)

+ Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, lớp học, nơi tham quan…)

+ Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham gia vào trải nghiệm của em?)

- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:

+ Sự kiện mà em ấn tượng nhất

+ Lí do khiến em nhớ về trải nghiệm này

+ Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu)

+ Tác động của trải nghiệm đó đến em và mọi người xung quanh

+ Kết thúc trải nghiệm, em có những suy nghĩ, bài học như thế nào

3. Kết bài

- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:

+ Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…)

+ Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Nói và nghe - Luyện tập và vận dụng - Ôn tập Học kì 1 SGK 10 trang 159 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 03/08/2022 - Cập nhật : 03/07/2023