Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991? Hãy để Toploigiai thông tin đến bạn ngay trong bài viết này.
A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động
B. Nhà nước Liên bang tê liệt
C. Các nước cộng hòa đòi ly khai
D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống
Đáp án đúng là: D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống
Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng:
Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt.
Các nước cộng hòa đòi ly khai khỏi liên bang.
=> Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991
Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản năm 1985 và Tổng thống Liên Xô năm 1988, Gorbachev đã theo đuổi nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Kết hợp perestroika (cải tổ) nền kinh tế – trong đó chú trọng hơn vào các chính sách thị trường tự do – và glasnost (cởi mở hay công khai hóa) trong ngoại giao, ông đã cải thiện đáng kể quan hệ với nhiều nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Năm 1991, gần 6 năm từ thời điểm nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev bắt đầu công cuộc cải cách gây tranh cãi mang tên "glanost" để "công khai hóa, mở cửa" và "perestroika" để "cải tổ" toàn diện nhà nước, Liên Xô không những không giải quyết được những căn bệnh trầm kha mà thậm chí bước vào giai đoạn rệu rã chưa từng có.
Về kinh tế, sản lượng công nghiệp lao dốc, người dân không có việc làm, lạm phát leo thang, cuộc sống bị đảo lộn. Việc sản xuất bị đình trệ khắp Liên Xô cũng khiến hàng hoá thiếu thốn đủ bề, nhiều người đã không thể tiếp cận những mặt hàng thiết yếu.
Về chính trị, sự yếu kém của dàn lãnh đạo do Gorbachev đứng đầu đã giúp thế lực bên ngoài, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân có cơ hội tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.
Trong nội bộ Liên Xô, Gorbachev phải đối mặt với nhiều chỉ trích mạnh mẽ, trong đó có các chính trị gia thủ cựu theo đường lối cứng rắn và các quan chức quân sự, những người cho rằng Gorbachev đang đưa Liên Xô đến bờ vực sụp đổ và đánh mất quyền lực của đất nước. Mặt khác, những nhà cải cách thậm chí còn cấp tiến hơn – đặc biệt là Boris Yeltsin, tổng thống của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa quyền lực nhất là Nga – cũng chê trách rằng Gorbachev hành động không đủ nhanh.
Việc B.N.Yeltsin lên làm Tổng thống Nga vào ngày 10/7/1991 tạo ra nguy cơ lớn nhất đối với Liên Xô bởi Yeltsin đã công khai tuyên bố nước Nga độc lập với Liên bang. Điều này hoàn toàn phản ảnh ý chí cá nhân của Yeltsin, muốn lật đổ Gorbachev, Tổng thống Liên Xô khi đó. Tuy nhiên, việc nước Nga tuyên bố độc lập là sự uy hiếp lớn nhất đối với sự tồn vong của Liên Bang Xô viết.
Yeltsin đã cùng Gorbachev bí mật biên soạn dự thảo Hiệp ước Liên Bang mới không cho Xô viết Tối cao Liên Xô hay Đại hội các đại biểu nhân dân hay biết.
Thực tế là trước nguy cơ Liên Bang Xô viết sẽ mặc nhiên không còn tồn tại nữa nếu Hiệp định Liên bang mới được ký kết đúng vào ngày 20/8/1991. Kryuhkov, Chủ tịch KGB, đã nhận về mình chức năng tập hợp lực lượng để tìm cách giải nguy. Ngày 18/8/1991, Kryuhkov đã gọi điện cho một số người thân cận, mời tới một căn cứ quân sự bí mật tại Mátxcơva bàn đại sự
>>>Tham khảo: Xác định khó khăn lớn nhất của Liên Xô sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?