logo

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?

icon_facebook

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội cho các quốc gia trên thế giới. Đây là cuộc khủng hoảng quan trọng trong lịch sử, có nhiều hệ luỵ cho cả thế giới.


Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới? 

A. Tập trung phát triển kinh tế 

B. Cải tổ về chế độ chính trị 

C. Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội 

D. Hạn chế chạy đua vũ trang

Đáp án đúng là: C. Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội 


Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc chọn đáp án C

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước và Liên Xô phải có sự thay đổi. Vậy cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội cho các quốc gia trên thế giới.

cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội cho các quốc gia trên thế giới.

Nội dung Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 

Trong những năm 1950 và 1960, Mỹ kiểm soát tới 90% tổng lượng dầu xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Đến năm 1969, sản lượng dầu nội địa của Mỹ đã đạt đỉnh và không thể theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng từ các phương tiện giao thông

Các nước Arab sản xuất dầu đã cố gắng sử dụng dầu làm đòn bẩy để tác động lên các sự kiện chính trị. Lần đầu tiên là Cuộc khủng hoảng Suez năm 1956 khi Anh, Pháp và Israel xâm lược Ai Cập. Trong cuộc xung đột, người Syria đã phá hoại cả đường ống xuyên Arab và đường ống Iraq-Baniyas, làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu cho Tây Âu. Trường hợp thứ hai là vào năm 1967, khi chiến tranh giữa Ai Cập và Israel nổ ra nhưng lệnh cấm vận chỉ kéo dài vài tháng.

Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973 khi các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Ngày 16/10/1973, giá dầu mỏ từ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một thùng, và tăng đến gần 12 USD vào giữa 1974.


Hệ luỵ của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội

Cuộc khủng hoảng trên tạo sự tác động không hề nhỏ đối với mối quan hệ ngoại giao và đồng thời tạo ra sự chia cắt trong nội bộ khối NATO. Những quốc gia châu Âu và Nhật Bản đều muốn hướng đến việc cắt đứt quan hệ với chính sách ngoại giao đối với các nước Trung Đông của Mỹ để tránh trở thành mục tiêu cho sự tẩy chay hay cấm vận dầu mỏ trên. Các quốc gia sản xuất dầu mỏ Ả Rập ràng buộc những thay đổi chính trị theo hướng hòa bình giữa các cường quốc tham chiến. Nhân sự kiện trên, chính phủ của Nixon bắt đầu mở nhiều cuộc đàm phán đa phương với các nước tham gia vào cuộc chiến Yom Kippur. Họ muốn dàn xếp cho quân Israel rút về từ Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan. Trước ngày 18 tháng 1 năm 1974, ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã đàm phán thương lượng muốn quân đội của Isarael rút hẳn về từ nhiều nơi thuộc địa phận của bán đảo Sinai. Hiệp ước cho sự hòa giải sau đàm phán giữa Israel và Syria là điều kiện quá đủ để thuyết phục các quốc gia sản xuất dầu Ả Rập phải tiến hành ngay lệnh cấm xuất khẩu dầu vào tháng 3 năm 1974.

>>>Tham khảo: Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

icon-date
Xuất bản : 07/09/2022 - Cập nhật : 10/08/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads