logo

Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại?

icon_facebook

Hạn của chiến lược kinh tế hướng ngoại là phụ thuộc vào vốn, lệ thuộc vào thị trường bên ngoài và đầu tư bất lợp lí. Vậy nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Câu hỏi: Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại?

A. Phụ thuộc vốn

B. Lệ thuộc vào thị trường bên ngoài

C. Đầu tư bất hợp lý

D. Thiếu công nghệ

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. Thiếu công nghệ

Thiếu công nghệ không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại

Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc vì sao nên chọn D

Chíến lược kinh tế hướng ngoại là tập hợp các nội dung liên quan đến chủ trương phương pháp của Nhà nước trong hoạt động kinh tế. Đây là tập hợp các hoạt động được xác định và tạo căn cứ trong thực hiện. Các chính sách của chiến lược này được thực hiện vì mục tiêu kinh tế của quốc gia. Trong thời kỳ hội nhập và tìm kiếm các thị trường rộng lớn hơn hợp tác và cùng phát triển. Đây là một bộ phận cấu thành góp phần phản ánh chính sách kinh tế – xã hội quốc gia hiệu quả.

Theo nội dung của chiến lược kinh tế đối ngoại, mục tiêu chính là  thực hiện việc mở rộng các quan hệ kinh tế với bên ngoài, trọng tâm là hoạt động ngoại thương trong đó chú trọng hàng đầu là đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút và sử dụng vốn, công nghệ nước ngoài để khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước.

Thiếu công nghệ không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại

Chiến lược này ban đầu được áp dụng ở các nước có nền công nghiệp phát triển như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản sau đó áp dụng rộng rãi ở nhiều nước khác. Những năm 70 của thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (ASEAN) đều chuyển sang nền kinh tế hướng ngoại. Vào thời kì này phong trào khuyến khích xuất khẩu trở lên sôi động, các khẩu hiệu “xuất khẩu hay là chết”, “tất cả cho xuất khẩu” được đề cập đến trong nhiều chủ trương, đường lối phát triển ngoại thương của các nước ASEAN. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh vốn trước đó theo đuổi chiến lược đóng cửa kinh tế cũng chuyển sang chiến lược mở cửa.

Chiến lược này được đánh giá cao với nhiều ưu điểm: Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, khai thác lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, hàng hóa đa dạng, phong phú có chất lượng và người tiêu dùng có thể thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất; Tận dụng được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.

Tuy có ưu điểm nhưng chính sách này cũng có một số nhược điểm như: phụ thuộc vào vốn, lệ thuộc vào thị trường bên ngoài và đầu tư bất lợp lí. Nhiều người thường nhầm lẫn rằng Thiếu công nghệ cũng là một nhược điểm nhưng thực tế thiếu công nghệ không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại mà là một hạn chế của chiến lược kinh tế đối nội.

icon-date
Xuất bản : 15/08/2022 - Cập nhật : 20/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads