logo

Nội dung Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời lớp 3

icon_facebook

Chó đốm con và mặt trời là một câu chuyện rất dễ thương kể về một chú chó đốm nhỏ bé thắc mắc về mặt trời lúc lặn lúc mọc. Để hiểu rõ hơn về nội dung Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời lớp 3, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé:


1. Nội dung Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời lớp 3

Một buổi sáng, chó đốm nhỏ nhìn thấy mặt trời mọc từ chân núi phía đông. Cả ngày hôm ấy, nó quan sát mặt trời rất chăm chú, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn xuống dòng sông phía tây. Chó đốm nhỏ nghĩ bụng: “Ơ, sao mặt trời không quay về phía đông nhỉ? Có lẽ mặt trời có hai cái nhà, sáng mai mặt trời sẽ mọc từ phía tây, đến chiều sẽ về ngôi nhà ở dưới chân núi. Vậy thì sáng mai mình sẽ đến bờ sông đợi mặt trời”. Nghĩ vậy, chó đốm con vui vẻ chạy về nhà.

chó Dalmatian được gọi là Chó đốm - Lolipet - Chuyên chuột hamster , chó  cảnh , mèo cảnh , nhím cảnh , thỏ cảnh

Sáng hôm sau, chó đốm con đến bờ sông phía tây và nhìn chằm chằm vào chỗ hôm qua mặt trời lặn. Nhưng nó đợi rất lâu mà không thấy mặt trời xuất hiện. Hay là mặt trời ốm rồi? Phải đi mời bác sĩ đến khám cho mặt trời thôi.

Chó đốm con vừa quay đầu lại thì nhìn thấy mặt trời ở phía đông đang mỉm cười với mình. Rốt cục là đã xảy ra chuyện gì vậy nhỉ? Các bạn nhỏ thông minh hãy nói cho chó đốm con biết nhé!

Chó đốm con thích quan sát sự vật, đó là thói quen tốt. Tuy nhiên, cần biết động não suy nghĩ và học hỏi mọi người xung quanh mới có thể hiểu rõ về sự vật, tích lũy nhiều kiến thức.

>>> Tham khảo: Nội dung Mùa hè lấp lánh lớp 3


2. Nội dung chính qua từng tranh

Nội dung Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời lớp 3

Chó đốm con nhìn thấy mặt trời mọc ở đâu?

Nội dung Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời lớp 3

Chó đốm con nhìn thấy mặt trời lặn ở đâu?

Nội dung Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời lớp 3

Chó đốm con nghĩ gì?

Nội dung Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời lớp 3

Điều gì làm chó đốm con ngạc nhiên?

+ Tranh 1: Chó đốm con nhìn thấy mặt trời mọc ở sau dãy núi.

+ Tranh 2: Chó đốm con nhìn thấy mặt trời lặn ở tít chân trời, nơi có con suối chảy qua.

+ Tranh 3: Chó đốm con nghĩ mặt trời nóng như thế đã lặn xuống dưới dòng suối chắc sẽ không thể tỏa nhiệt được nữa. Có lẽ mặt trời có hai cái nhà, sáng mai mặt trời sẽ mọc từ phía tây, đến chiều sẽ về ngôi nhà ở dưới chân núi. Vậy thì sáng mai mình sẽ đến bờ sông đợi mặt trời”.

+ Tranh 4: Chó đốm ngạc nhiên vì hôm sau mặt trời lại mọc phía sau dãy núi. Nhưng nó đợi rất lâu mà không thấy mặt trời xuất hiện và khi vừa quay đầu lại thì nhìn thấy mặt trời ở phía đông đang mỉm cười với mình.

>>> Tham khảo: Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời


3. Hiện tượng mặt trời mọc và lặn

Hình khối cầu của Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa sinh ra ngày và đêm.

Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất dần lớn lên. Đồng thời , nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, do đó ta có cảm giác Mặt Trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.

Thực ra, Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

- Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24 giờ. Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24 giờ.

Tuy nhiên, không phải ngày nào tại các địa điểm trong khu vực nội chí tuyến cũng thấy hiện tượng này, mà chỉ đúng ngày tại địa điểm đó có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh thì mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây.

– Từ đó, dễ dàng thấy tại Xích đạo có hai ngày Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. Đó là ngày xuân phân (21-3) và ngày thu phân (23-9). Ở chí tuyến Bắc, hiện tượng này chỉ xảy ra 1 ngày, đó là ngày hạ chí (22-6). Ở chí tuyến Nam, hiện tượng này chỉ xảy ra 1 ngày, đó là ngày đông chí (22-12).

– Những địa điểm khác trong nội chí tuyến sẽ có hai ngày quan sát thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây – là hai ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại địa điểm đó.

– Các địa điểm ở vùng ngoại chí tuyến không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây.

-----------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về nội dung Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời lớp 3. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads