logo

Nội dung chính bài thơ Tự tình SGK Ngữ văn 10 trang 47 (CD)

icon_facebook

Giới thiệu Nội dung chính bài thơ Tự tình SGK Ngữ văn 10 trang 47 (CD) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Tự tình.

Bài thơ Tự tình SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính

Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời.


1. Giới thiệu về tác giả

Tiểu sử 

- Hồ Xuân Hương (1772-1822).

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái.

- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính: Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.

- Phong cách nghệ thuật: Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

=> Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm

Thể loại: Thơ Đường luật.

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Tóm tắt: Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

Nội dung chính bài Tự tình SGK Ngữ văn 10 trang 47 (CD)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính

Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của "Bà Chúa Thơ Nôm" trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

Bố cục

- Hai câu đề: nỗi niềm buồn tủi, chờ mong khắc khoải đến tuyệt vọng

- Hai cầu thực: nhấn mạnh hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi của người phụ nữ

- Hai câu luận: nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của nhà thơ

- Hai câu kết: lời than thở quay trở lại với thực tại sầu tủi


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

- Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

- Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,...


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Qua một số hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương, hãy xác định thời gian mà chủ thể trữ tình thổ lộ tâm sự của mình.

Lời giải

Thời gian mà chủ thể trữ tình thổ lộ tâm trạng của mình là đêm khuya, vắng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Câu 2: Phương án nào sau đây chỉ ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương?

A. Trong trẻo, nhẹ nhàng.

B. Phóng khoáng, bay bồng.

C. U huyền, cô tịch.

D. Mạnh mẽ, quyết liệt.

Lời giải

Đáp án: D. Mạnh mẽ, quyết liệt.

Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương là mạnh mẽ, quyết liệt.

Câu 3: Câu nào sau đây không chỉ ra vẻ đẹp nghệ thuật của bài Tự tình?

A. Việc sử dụng vần trong bài thơ là hết sức độc đáo.

B. Sự vận động của tứ thơ đi từ tả cảnh đến bộc lộ tâm tình.

C. Nhà thơ đã kết hợp bút pháp kì ảo và hiện thực trong miêu tả cảnh vật.

D. Trong bài thơ, việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ là hết sức táo bạo và mới mẻ.

Lời giải

Đáp án: C. Nhà thơ đã kết hợp bút pháp kì ảo và hiện thực trong miêu tả cảnh vật.

Câu không chỉ ra vẻ đẹp nghệ thuật của bài Tự tình là: Nhà thơ đã kết hợp bút pháp kì ảo và hiên thực trong miêu tả cảnh vật.

Câu 4: Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Lời giải

- Thời gian: Đêm khuya.

- Không gian: Trống trải, mênh mông rợn ngợp.

- Lòng người: Trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

=> Hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình thể hiện rõ sự cô đơn, lẻ loi.

- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết chưa tròn, điều đó sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc vẫn còn chưa trọn vẹn.

Câu 5: Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?

Lời giải

Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận của người con gái. Sự kết hợp của biện pháp đảo ngữ và các động từ mạnh như "xiên", "đâm", kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ. Những hình ảnh thơ như rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây). Tất cả những hình ảnh đó tạo nên những hình ảnh rất sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ tâm trạng của nhà thơ, cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Câu 6: Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình?

Lời giải

Câu thứ 7

Từ "ngán" mang ý nghĩa chán ngán, ngán ngẩm.

"Xuân đi xuân lại lại": Từ "xuân" vừa mang ý nghĩa là mùa xuân, cũng đồng thời là tuổi xuân.

=> Mùa xuân đi trở lại mang theo nhịp tuần hoàn, tuổi xuân của con người cứ đi qua đi mà không bao giờ trở lại. Một cảm xúc thật chua chát, chán ngán.

Câu thứ 8

Cụm từ "mảnh tình" mang ý nghĩa là tình yêu không trọn vẹn.

"Mảnh tình san sẻ" càng làm tăng thêm nỗi chua xót, ngậm ngùi bởi mảnh tình đã không được trọn vẹn và còn phải san sẻ.

Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads