logo

Nhược điểm của phương pháp giâm cành

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Nhược điểm của phương pháp giâm cành. cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Công nghệ 9.


Trả lời câu hỏi: Nhược điểm của phương pháp giâm cành.

Nhược điểm của phương pháp giâm cành là:

- Cần lượng giống (hay cành) lớn.

- Khó thực hiện đối với một số giống khó ra rễ.

- Cây mau già cỏi, bộ rễ yếu, tuổi thọ kém.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về phương pháp nhân giống vô tính nhé!


Kiến thức tham khảo về phương pháp nhân giống vô tính.


1. Phương pháp chiết cành

- Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

* Những nhược điểm của phương pháp chiết cành

- Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.

- Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

* Phương pháp tiến hành

- Cành chiết được lấy trên các cây giống đã được chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ, cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn những cành có đường kính từ 1 - 2 cm ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng, không chọn cành na, cành dưới tán và các cành vượt.

- Dùng dao cắt khoanh vỏ với chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 - 2 lần đường kính gốc cành. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch phần tượng tầng đến lớp gỗ.

- Sau khi khoanh vỏ1 - 2 ngày thì tiến hành bó bầu. Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là mùn cưa, rơm rác mục, xơ dừa... tưới ẩm, bọc bầu bằng giấy potyêtylen và buộc kín hai đầu bằng lạt mềm.

- Sau 60 - 90 ngày, tuỳ thuộc vào thời vụ chiết, cành chiết rễ. Khi cành chiết có rễ ngắn chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà là có thể cắt cành chiết đưa vào vườn ươm.


2. Phương pháp ghép cành 

- Ghép cành: lấy 1 chồi của cây khác mang ghép vào mắt chồi hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào.Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang cành.

Nhược điểm của phương pháp giâm cành.

* Ưu điểm của phương pháp ghép cây ăn quả: 

- Nhờ phương pháp ghép cây, ta có thể ghép được 5 loại quả trên cùng một cây

+ Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép

+ Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân

+ Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao

+ Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ

+ Tăng cường khả năng chống chịu của cây  với điều kiện bất lợi như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh

+ Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép

+ Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ

+ Điều tiết sinh trưởng cây ghép cho cao hay lùn đi

+ Có khả năng hồi phục sinh trưởng cây, duy trì giống cây quý

+ Ngoài ra nghề làm vườn ươm sản xuất cây ghép cũng mang lại thu nhập cao cho bà con. 

* Nhược điểm của phương pháp ghép cây: 

- Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn

- Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ

- Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn

- Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống

- Đòi hỏi cán bộ nhân giống phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây,....

Nhóm các phương pháp ghép cành:

- Phương pháp ghép áp:

+ Phương pháp ghép áp được áp dụng chủ yếu để nhân giống trồng với số lượng nhỏ hoặc áp dụng với những cây ăn quả khó nhân giống bằng các phương pháp khác.

+ Trên cành ghép và gốc ghép, mở vết cắt có kích thước tương tự nhau, dài từ 8 - 10 cm, áp hai vết cắt vào nhau và cuốn kín lại bằng dây nilon, dùng dây buộc cố định của gốc ghép trên thân cây chọn cành ghép. Sau ghép khoảng 1,5 - 2 tháng, tiến hành cởi dây ghép và cắt ngọn của gốc ghép. Sau đó khoảng 7 - 10 ngày, cắt tiếp phần gốc của cành ghép và tạo được cây giống hoàn chỉnh.

- Phương pháp ghép đoạn cành:

+ Làm vệ sinh vườn gốc ghép trước một tuần: Cắt cành phụ, gai ở đoạn cách mặt đất 35-45cm, làm sạch cỏ vườn, bón phân, tưới nước lần cuối để cây chuyển động nhựa tốt.

+ Chọn những đoạn cành có màu xanh xen kẽ với đôi vạch màu nâu ( bánh tẻ), lá to, có từ 2 -3 mầm ngủ. Giữ trong bẹ chuối tươi hoặc giẻ ẩm để đem đến vườn ươm.

+ Dùng kéo cắt cành, cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 30-45cm để dưới vết cắt có nhiều lá bánh tẻ. Sau đó tay trái giữ gốc ghép, tay phải dùng dao ghép cành cây chuyên dụng cắt vát một đoạn dài 1.5-2cm. Lấy một đoạn cành có 2-3 mầm ngủ dùng dao cắt vát đầu gốc ghép tượng tầng của gốc và cành chống khít với nhau.

+ Dùng băng keo tự dính quấn kín vết ghép. Có thể cắt gốc ghép và cành ghép thành hình lưỡi gà giống nhau để gài cành ghép cho chắc. Nếu trong thời gian tiến hành ghép mà đất hạn thì tưới nước và sau ghép 3 ngày phải tưới nước cho vườn gốc ghép.

+ Sau ghép 30-35 ngày có thể mở dây buộc kiểm tra tỷ lệ cây sống. Với phương pháp ghép cành cây này, cây con rất chóng bật mầm.

- Phương pháp ghép nêm

+ Ghép nêm là phương pháp ghép được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất, có thể áp dụng cả cho gốc ghép to hay nhỏ, thậm chí cho gốc ghép có đường kính tới 10 cm. Nên tiến hành ghép nêm vào thời điểm trước khi gốc ghép sinh trưởng để tránh vỏ của gốc ghép dễ bị tách ra, gây khó khăn cho sự liền sinh của cành và gốc ghép. Ghép trên gốc ghép to nên dùng cưa cắt gốc cây, gọt nhẵn mặt cưa bằng dao sắc. Dùng dao to, sắc và vồ để chẻ gốc ghép sâu xuống phía dưới khoảng 5 – 6 cm tuỳ theo độ lớn của cành ghép. Trên gốc ghép to có thể ghép 2 – 4 cành ghép theo các hướng đối diện nhau. Phần gốc cành ghép cũng được cắt vát hình nêm có chiều dài tương ứng với phần gốc ghép đã chẻ, phải sử dụng dao thật sắc để vát cành, tạo nên mặt vát thật phẳng, nhẵn. Chú ý không được nhầm với phần ngọn của cành. Dùng nêm tách hai phần gốc ghép đã chẻ, đưa cành ghép vào chỗ tách, rút bỏ nêm tạo thành tổ hợp ghép. Nếu gốc ghép nhỏ phải dùng dây nilon (tốt nhất nên dùng loại dây tự huỷ) cuốn chặt tổ hợp ghép. Bọc toàn bộ cành ghép và tổ hợp ghép trong túi nilon trong để hạn chế thoát hơi nước. Căm sóc cây ghép như phương pháp trên.

- Phương pháp ghép sửa chữa thân và sửa chữa rễ

+ Các phương pháp ghép này được sử dụng khi cần nối phần vỏ bị tổn thương của cây hoặc cải tạo bộ rễ cây đã bị gây hại.

+ Đối với phương pháp ghép sửa chữa thân, sử dụng các đoạn cành của cùng giống cây ăn quả ghép nối lại phần vỏ qua vị trí bị tổn thương. Trên cành ghép, cắt tạo vết cắt tương tự như mở vết cắt của phương pháp ghép cành bên nhưng dài từ 3 - 5 cm ở cả hai đầu của đoạn cành. Trên thân cây, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài cành ghép vào thân cây và cuốn kín lại bằng dây nilon. Khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.

+ Đối với phương pháp ghép sửa chữa rễ, tiến hành trồng các cây gốc ghép xung quanh gốc cây cần ghép sửa chữa, cắt ngọn gốc ghép tạo vết cắt tương tự như đoạn cành của phương pháp ghép sửa chữa thân, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài vết cắt của gốc ghép vào thân cây và cuốn kín vết ghép bằng dây nilon khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.A

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022