logo

Nhược điểm của phương pháp chiết cành

icon_facebook

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Nhược điểm của phương pháp chiết cành” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Công nghệ 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Nhược điểm của phương pháp chiết cành.

- Nhược điểm của phương pháp chiết cành là:

+ Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.

+ Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

+ Hệ số nhân giống thấp hơn so với nhân giống bằng hạt.

+ Một số loài cây không sử dụng được phương pháp này do tỷ lệ ra rễ rất thấp.

+ Cành chiết cho phẩm chất tốt phải là cành ở tầng trung. Cành chiết là cành phía dưới hoặc cành phía trên ngọn, cành bị sâu bệnh đều không tốt vì khi chiết khó ra rễ, khi đem trồng sẽ phát triển kém, dễ bị sâu bệnh.

+ Bộ rễ của cây là bộ rễ chùm.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Chiết cành dưới đây nhé!


Kiến thức mở rộng về Chiết cành.


1. Khái niệm chiết cành

- Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. Bằng nhiều bước kĩ thuật người ta làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới.

- Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính đơn giản, dễ làm, tỷ lệ sống cao, thuận tiện cho việc chuyển giao giống tốt cho các hộ làm vườn quy mô nhỏ. Song chiết cành cũng có hạn chế nhất định như cây chiết nhanh cỗi, cây không vững vàng, hệ số nhân giống thấp và gây tổn thương cây mẹ. Nếu được chăm sóc cẩn thận cây chiết vẫn có thể cho thu hoạch quả tới 20 – 30 năm. 

- Đối với việc nhân giống cam, quýt… nên áp dụng phương pháp chiết cành. Chiết cành là cách tạo ra cành cây giống để trồng bằng cách tạo cho ra rễ trên vỏ li be của cành chiết. Cành chiết cần chọn cành khoẻ, không mọc xiên, cây có quả sai và ngon ngọt. 

- Hiện tại phương pháp chiết cành dần được thay thế bởi phương pháp nhân giống bằng ghép nhưng phương pháp này vẫn được áp dụng phổ biến cho các loại cây ăn quả như chanh, vải, nhãn, mơ, mận (Prunus), hồng xiêm, khế, roi...


2. Các dụng cụ cần chuẩn bị

- Dao sắc.

- Kéo cắt cành.

- Chậu để nhào đất. Rổ, sọt đựng vật liệu chiết cành.

- Cành cam, chanh, bưởi hoặc vải, nhãn, xoài…

- Thuốc kích thích ra rễ.

- Mảnh PE trong để bó bầu kích thước 20x30cm

- Dây buộc bằng lạt giang, đay hoặc ni lông.

- Đất bột, rễ bèo tây hoặc rơm, rác băm bỏ.


3. Quy trình thực hiện

Chọn cành chiết Khoanh vỏ Trộn hỗn hợp bó bầu Bó bầu Cắt cành chiết

Bước 1. Chọn cành chiết

Nhược điểm của phương pháp chiết cành.

 

- Cành mập, có 1 – 2 năm tuổi, đường kính từ 0,5 – 1,5 cm.

- Nằm giữa tầng tán và vươn ra ánh sáng, không bị sâu bệnh.

Bước 2. Khoanh vỏ

- Dùng dao khoanh vỏ cành chiết ở vị trí cách chạc cành từ 10 - 15 cm.

- Độ dài phần khoanh từ 1,5 - 2,5 cm.

- Bóc hết lớp vỏ rồi cạo sạch phần vỏ trắng sát phần gỗ rồi để khô.

Nhược điểm của phương pháp chiết cành. (ảnh 2)

 

Bước 3. Trộn hỗn hợp bó bầu

- Trộn 2/3 đất với 1/3 mùn, bèo tây, chất kích thích ra rễ và làm ẩm tới 70% độ ẩm bão hoà.

Bước 4. Bó bầu

- Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết cắt khoanh vỏ ở phía trên hoặc trộn cùng với đất bó bầu

- Bó giá thể bầu vào vị trí chiết cho đều, hai đầu nhỏ dần. Phía ngoài bọc mảnh PE trong rồi buộc hai đầu.

- Tuỳ từng loại loại cây mà kích thước bầu khác nhau, ví dụ bầu cây vải thiều có đường kính 6 - 8cm, dài 10 - 12cm.

Bước 5. Cắt cành chiết

- Khi nhìn qua ảnh PE trong thấy rễ xuất hiện ở ngoài bầu đất có màu vàng ngà (khoảng 30 - 60 ngày sau khi bó bầu) thì cắt cành chiết ra khỏi cây.

- Bóc vỏ PE bó bầu rồi đem giâm ở vườn ươm hoặc trong bầu đất.

Nhược điểm của phương pháp chiết cành. (ảnh 3)

4. Ứng dụng và lợi ích

- Chiết cành rất thuận tiện sử dụng cho các trường hợp nhân giống cây trồng mà hạt của cây quá cứng hoặc thời gian sinh trưởng từ cây con đến trưởng thành quá dài. Vì vậy chiết cành giúp giảm thời gian cho đến khi cây trưởng thành.

- Cây con từ phương pháp chiết sẽ giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ (màu sắc, hương vị hoa, quả...). Từ đó con người chọn lựa những tính trạng tốt của cây để nhân giống đại trà.

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads