logo

Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?

Kỷ luật là khái niệm được để cập nhiều tới trong cuộc sống hàng ngày, đây chính là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của đất nước, của nhân loại. Vậy Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?  Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi: Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Pháp luật.

D. Kỉ luật.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Kỉ luật

Những quy định, quy ước của một tập thể, một cộng đồng người ở một phạm vi hẹp hơn được gọi là kỉ luật.

>>> Xem thêm: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án D

Những quy định, quy ước của một tập thể, một cộng đồng người ở một phạm vi hẹp hơn được gọi là kỉ luật. Kỷ luật là quy tắc xử sự chung do cơ quan, tổ chức đặt ra và những cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân thủ, thực hiện theo nhằm tạo ra sự thống nhất để công việc, kết quả học tập…đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?

Tính kỷ luật là một trong những yếu tố quan trọng trong bản thân mỗi người và bạn sẽ thấy được kết quả hiển nhiên bởi chính khả năng của thân thân mình. Với lối sống tự chủ và nắm được kỷ luật thì bạn gặt hái được nhiều thành công cho chính bản thân và đầu tư đúng đắn cho bản thân đem lại giá trị suốt đời.

Đặc điểm của tính kỷ luật:

Hiểu bản thân mình trước tiên: Kỷ luật thể hiện rất dễ dàng nhận thấy chính là hành xử của bạn trong bất kỳ một tình huống nào xuất hiện. Đầu tiên khi nhắc đến kỷ luật chính là bạn hiểu được chính bản thân mình cần phải xác định được hành vi và mục tiêu và giá trị của bản thân. Quá trình này đòi hỏi bạn tự giác tìm hiểu và phân tích để nắm được hiệu quả cao khi đề ra mục tiêu cho bản thân để đem lại những giá trị.

Nhận thức có ý thức: Ý thức được bản thân cũng là những điều thể hiện bạn là người có kỷ luật và những gì bạn làm bạn đều nhận thức được trước khi bắt đầu. Nếu bạn không xây dựng tính kỷ luật bạn sẽ thấy chính bản thân bạn vô kỷ luật và vô nghĩa. Để xây dựng được yếu tố này bạn cần mất thời gian và tìm được điểm mấu chốt để nhận thức được hành vi của mình tạo nên cơ hội cho bản thân đưa ra những quyết định và hành động đúng đắn với giá trị của bản thân.

Người có tình kỷ luật luôn có ý chí và lập trường vững; dù có gặp phải gian nan, khó khăn cũng không bỏ cuộc. Tình kỷ luật được thể hiện qua cả những hành động nhỏ nhất và không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc mà phải sáng tạo thực hiện mọi việc theo mục đích tốt nhất. Tuy nhiên, không phải cá nhân trong một tập thể nào cũng có tính kỷ luật. Đây là đặc điểm, tính cách của từng cá nhân qua quá trình rèn luyện, học tập, phấn đấu, thực hiện các quy định được đặt ra trong công việc, học tập cũng như đời sống hằng ngày.

Kỷ luật giúp đào tạo con người theo chiều hướng tốt hơn, nhờ có kỷ luật năng lực con người được rèn luyện để hướng đế mục tiêu chung tốt đẹp hơn. Nhờ có tính kỷ luật mà một tập thể một cộng đồng có thể đi tới thành công. Với một cộng đồng thì việc thi hành kỷ luật chính là việc hướng mọi người đến đích đến của mặt tích cực. Kỷ luật dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi và xuất phát từ những câu chuyện đơn giản nhất.

Kỷ luật góp phần tạo nên thành công của tổ chức, tập thể và sự phát triển cho xã hội nói chung. Vì càng nhiều người có tính kỷ luật sẽ có nhiều người noi theo, góp phần xây dựng tập thể kỷ luật hùng mạnh trở thành nguồn lực quan trọng cho đất nước. Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

icon-date
Xuất bản : 19/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022