logo

Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào? | Câu 3 trang 134 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (soạn 2 cách)

Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?

Soạn cách 1

Những nỗi khổ được tác giả đề cập đến trong bài:

- Ngôi nhà bị gió phá hiện lên qua các chi tiết: cái bay sang sông, trên ngọn cây, rơi xuống lòng mương tơi tả

- Nỗi khổ của sự bất lực, già yếu: trẻ con tranh nhau cướp lấy những tấm mái tranh, tác giả quát khô miệng nhưng đành quay về ấm ức.

- Tình cảnh trong đêm chống chọi trong đêm mưa: đầu giường nhà dột, dày hạt mưa, mưa chẳng dứt, mền vải lâu năm lạnh tựa sắt

- Nôi của vì chiến tranh: đây là nỗi khổ không được nói trực tiếp, nhưng nó là nguyên nhân dẫn đế cái khổ thường nhật. Vì chiến tranh nên phảo lang bạt, nên mới nghèo đói, khổ cực.

=> Bằng việc miêu tả một cách chân thực với những ngôn ngữ hình ảnh sinh động giàu hàm súc, tác giả đã khắc họa một cảnh khổ không chỉ là của bản thân mà là cảnh khổ của toàn dân thời bấy giờ. Bài thơ không chỉ thể hiện hoàn cảnh nghèo khổ của tác giả, mà còn thể hiện bức tranh chung của xã hội bấy giờ.

Soạn cách 2

* Những nỗi khổ của nhà thơ:

+ Nhà bị gió thu phá tranh bay tan tác: “cuộn mất ba lớp tranh nhà ta”, “tranh bay sang sông rải khắp bờ”,...

+ Già yếu, bị trẻ con cướp giật mất tranh “nỡ nhè trước mặt xô cướp giật”

+ Con quấy phá, nhà dột lạnh lẽo, chịu cảnh màn trời chiếu đất

+ Loạn lạc ít ngủ được “từ trải cơn loạn ít ngủ nghê”

Để miêu tả nỗi khổ đó tác giả đã sử dụng những câu văn tả thực, miêu tả trực tiếp hoàn cảnh của bản thân cùng với đó là giọng thơ bất lực, chua xót, tất cả đã cho ta thấy tác giả đang ở trong một hoàn cảnh éo le, thiếu thốn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021