Câu trả lời đúng nhất: Những loại thực phẩm giàu chất đường bột (gluxit) là: gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mạch, bánh mì, đậu xanh,… Chất đường bột có liên quan chặt chẽ với quá trình chuyển hóa chất đạm và chất béo trong cơ thể. Khi cơ thể cần nhiều năng lượng mà chất đường bột không được cung cấp đầy đủ thì cơ thể sẽ chuyển hóa chất đạm và chất béo để tạo ra chất đường bột. Cùng Toploigiai tìm hiểu về thực phẩm giàu chất đường bột nhé!
Thực phẩm hay còn được gọi thức ăn, là tên gọi chung để chỉ những vật phẩm bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nước.
>>> Tham khảo: Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên prôtêin, lipit, gluxit và cả axit nuclêic?
Chất đường bột hay còn gọi là tinh bột, carbohydrat (carb) là một hợp chất hữu cơ không chứa nitơ. Chất đường bột có liên quan chặt chẽ với quá trình chuyển hóa chất đạm và chất béo trong cơ thể. Khi cơ thể cần nhiều năng lượng mà chất đường bột không được cung cấp đầy đủ thì cơ thể sẽ chuyển hóa chất đạm và chất béo để tạo ra chất đường bột.
Những loại thực phẩm giàu chất đường bột (gluxit) là: gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mạch, bánh mì, đậu xanh,…
>>> Tham khảo: Tính chất của gluxit
Đa số các nguồn thực phẩm đều có nguồn gốc chính từ thực vật. Thức ăn lấy từ động vật thì nguồn nuôi dưỡng chúng cũng chính là thực vật.
Thực vật
Thực vật là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu và có thể dùng được nhiều bộ phận khác nhau như thân, lá, hoa, quả, hạt, rễ (củ). Các loại hạt được cho là có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng nhiều để làm thức ăn cho động vật và cả con người.
Các loại hạt thường chứa chất béo không bão hòa và cung cấp hàm lượng axit béo omega 3, omega 6 khá đáng kể. Nhưng bạn nên nhớ, nên không phải tất cả các loại hạt đều có thể ăn được.
Quả hay trái cây là một phần đáng kể trong chế độ ăn uống của hầu hết các nền văn hóa. Chúng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và một số hợp chất có lợi cho cơ thể. Một số loại trái cây thực vật, chẳng hạn như cà chua, bí ngô và cà tím, được ăn như rau. Nhưng một số khác thì cần trải qua quá trình chế biến mới có thể sử dụng.
Rau cũng là một loại thực phẩm quan trọng, chúng cung cấp vitamin, và chất xơ cho cơ thể. Rau thường bao gồm các loại rau củ (khoai tây và cà rốt,...), củ (hành tây, sắn, khoai lang,...), rau ăn lá (rau bina và rau diếp), các loại búp non (tre măng và măng tây), và rau cụm hoa (atisô và bông cải) và rau khác như bắp cải hoặc súp lơ.
Động vật
Thịt là một trong những ví dụ điển hình về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, nó có thể là một cơ quan hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể động vật.
Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng khá đa dạng có thể kể đến như sữa, các chế phẩm từ sữa; những động vật đẻ trứng và trứng của chúng (trứng gà, trứng cút,...) và các cơ quan nội tạng của động vật.
Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat (tinh bột), lipit (chất béo) protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
Nhiều nơi phân loại thực phẩm theo nguồn gốc của chúng như thực phẩm có nguồn gốc động vật thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật lại được chia thành trên cạn, dưới nước và trên trời thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì được chia thành rau củ, quả, hạt, gia vị.
Ngoài ra còn có cách phân loại là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn, hay chia theo thực phẩm chay và thực phẩm mặn…
- Những loại thực phẩm giàu chất đường bột: gạo, ngũ cốc, khoai sắn, sữa, mía…
- Những loại thực phẩm giàu chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật…
- Những loại thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá, đậu, đỗ…
- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa:
+ Tăng cảm giác ngon miệng
+ Cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng
Con người chúng ta luôn luôn cần đến các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để duy trì sự sống và giúp cơ thể phát triển. Tuy nhiên nếu thường xuyên ăn phải thực phẩm bẩn, không những cơ thể bị chậm phát phát triển mà đồng thời còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn. Từ đó ta thấy được vai trò của thực phẩm sạch đối với cơ thể là rất quan trọng.
Vai trò của thực phẩm sạch
- Không chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, kháng sinh cấm hoặc sử dụng vượt quá giới hạn cho phép.
- Không chứa các tác nhân sinh học gây bệnh (bao gồm vi rút, vi sinh vật và ký sinh trùng).
- Không chứa tạp chất (ví như kim loại, thuỷ tinh, vật cứng …).
- Thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ và rõ ràng.
- Thực phẩm đã được cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP.
Thực phẩm sạch có quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cụ thể theo quy định ban hành của cơ quan chức năng. Ngay từ khâu chọn giống đã phải thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng, loại bỏ những giống biến đổi gen, không thuần chủng. Và sau khi thu hoạch không được dùng các chất hóa học để bảo quản.
Vai trò của thực phẩm sạch đối với cơ thể
Nếu như chúng ta ăn phải thực phẩm bẩn, những chất độc của thực phẩm sẽ ngấm vào cơ thể gây ra nhiều bệnh tật, nhẹ thì đau bụng, ngộ độc thực phẩm, nặng thì ung thư hay thậm chí là tử vong. Những chất độc có trong thực phẩm cũng là tác nhân lấy đi hầu hết dinh dưỡng, do vậy lượng dinh dưỡng trong thực phẩm mất vệ sinh rất nghèo nàn, Ăn những loại thực phẩm này quả là rất đúng với câu “tiền mất tật mang” mà ông cha ta vẫn thường dặn dò.
Khi chúng ta sử dụng thực phẩm sạch trong khẩu phần ăn thì trường hợp trên sẽ không xảy ra. Ăn uống lành mạnh giúp chúng ta khỏe hơn, giảm thiểu bệnh tật, trẻ em phát triển vượt bậc. Và đó cũng chính là điều quan trọng nhất mà vai trò của thực phẩm sạch đối với cơ thể mang lại.
Thực phẩm sạch hiện nay được chia thành 3 loại: thực phẩm sinh thái, thực phẩm không ô nhiễm và thực phẩm hữu cơ. Mức độ an toàn của mỗi loại là khác nhau nhưng an toàn nhất vẫn là thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, thời nay những người đi buôn hầu hết chạy theo lợi nhuận nên chúng ta rất khó tìm thấy thực phẩm sạch. Thực phẩm bẩn bán tràn lan trên thị trường làm người dân hoang mang, do vậy chúng ta cần chủ động trong việc tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân
------------------------------
Qua bài viết trên đây của Toploigiai về Những loại thực phẩm nào giàu chất đường bột gluxit thì mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn học tập tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn học tốt!